Người bị nhịp tim đập chậm nên ăn gì? Chế độ ăn giúp cải thiện

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị có hiệu quả và giúp phục hồi nhanh hơn cho người bệnh. Nhất là khi bạn đang gặp vấn đề về tim mạch như tim đập chậm, thì ăn uống cũng có tác dụng cải thiện bệnh rất tốt. Vậy người bị nhịp tim đập chậm nên ăn gì? Cùng lưu lại và áp dụng vào chế độ ăn hằng ngày nhé!

Người bị nhịp tim đập chậm nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị nhịp tim đập chậm quan trọng thế nào?

Đối với người khỏe mạnh, nhịp tim bình thường sẽ khoảng từ 60-100 nhịp/phút. Nhưng nếu nhịp tim của bạn ở dưới mức 60 nhịp/phút thì được xem là nhịp tim chậm. Khi đó, lượng máu từ tim đến các bộ phận khác trong cơ thể bị giảm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu tim đập chậm nhịp trong thời gian dài, không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến suy tim, ngừng tim, đe dọa đến tính mạng. (1)

Cùng với điều trị y khoa, người bệnh nên có sự kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện có hiệu quả cao hơn. Một số trường hợp người bệnh bị nhịp tim chậm ở mức độ nhẹ, chưa cần dùng đến thuốc, chỉ cần xây dựng chế độ ăn phù hợp đã có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Đối với những bệnh nhân bị nhịp tim chậm ở mức độ nghiêm trọng, cần có sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp về y tế, cùng với đó là có một lối sống khoa học, vận động và ăn uống thích hợp thì bệnh mới giúp kiểm soát tốt nhịp tim.

Người bị nhịp tim đập chậm nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm có chất dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch mà người bị nhịp tim đập chậm nên ăn để có thể hỗ trợ quá trình điều trị hoặc cải thiện tình trạng tại nhà một cách hiệu quả.

1. Thực phẩm giàu khoáng chất

Một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người bị rối loạn nhịp tim thì cần chú ý bổ sung thêm magie, kali, natri, canxi,… Nếu cơ thể bị thiếu hụt các khoáng chất này có thể gây ra biểu hiện chậm nhịp tim.

2. Thực phẩm giàu axit béo omega 3

Omega 3 là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống, là loại acid béo tốt cho tim mạch. Nó có tác động đến sự co bóp của cơ tim và điều hòa ổn định nhịp tim. Chế độ dinh dưỡng giàu omega 3 sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và tăng mức cholesterol tốt. Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu omega 3 như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, rau bó xôi, cải xoăn, rong biển, trứng,… Đặc biệt là cá, bạn nên có ít nhất hai bữa cá mỗi tuần để có một trái tim khỏe mạnh. (2)

Cá hồi giàu omega 3 tốt cho người bị nhịp tim đập chậm
Cá hồi giàu omega 3 tốt cho người bị nhịp tim đập chậm

3. Các loại hạt ngũ cốc

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết nhịp tim chậm nên ăn gì thì các loại ngũ cốc sẽ là gợi ý tốt cho bạn. Đây là nhóm thực phẩm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm lượng cholesterol. Không chỉ giàu vitamin, chất xơ, các chất chống oxy hóa mà ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều khoáng chất như kali, natri rất tốt cho người bị nhịp tim chậm. Bạn có thể bổ sung thêm gạo lứt, lúa mạch, hạt kê, bột mì nguyên cám, yến mạch, ngũ cốc granola,…

4. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, tốt cho hệ tim mạch. Nếu trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cung cấp nhiều chất xơ sẽ giúp duy trì nồng độ triglyceride máu ở mức ổn định. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, viêm tụy,…

Một số loại thực phẩm như các loại hạt sẽ có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Do đó, khi tăng cường chất xơ trong chế độ ăn thì bạn cũng nên chú ý uống đủ nước mỗi ngày để giúp đẩy chất xơ qua ruột được dễ dàng hơn.

5. Thực phẩm bảo vệ mạch máu

Theo thời gian, các mảng bám trên thành động mạch ngày càng nhiều sẽ gây hẹp lòng mạch, cản trở hoặc làm tắc nghẽn sự lưu thông của dòng máu. Điều này có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan khác do không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau để giúp bảo vệ mạch máu, tốt cho người bị nhịp tim chậm như: Nho, táo, rau bina, cá hồi, cá ngừ, cà chua, dầu oliu, trà xanh, lựu, cần tây, dưa hấu,…

6. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Nếu bạn bị nhịp tim chậm thì nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Bởi vì nó không những giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa tiến triển thành rung nhĩ mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa được căng thẳng. Đặc biệt là vitamin C có khả năng làm giảm được tần suất xuất hiện của rung nhĩ.

Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa có trong:

Người bị nhịp tim chậm nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Người bị nhịp tim chậm nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

7. Thực phẩm giúp tăng cường Sterol

Các Sterol thực vật có khả năng làm giảm cholesterol trong máu bằng cách can thiệp và giảm sự hấp thụ cholesterol ở ruột non mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt trong cơ thể. Trái cây, các loại hạt, các loại đậu, dầu thực vật, các loại ngũ cốc, mầm lúa mì là những thực phẩm có chứa sterol thực vật tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn. Ngoài ra, một số thực phẩm được thêm sterol thực vật vào như sữa chua, phô mai, các loại ngũ cốc ăn sáng,…

Người bị nhịp tim đập chậm không nên ăn gì?

Người bị tim đập chậm nói riêng hay bệnh tim mạch nói chung sẽ có những loại thực phẩm nên kiêng sử dụng, cùng tham khảo dưới đây nhé!

1. Thực phẩm nhiều chất kích thích

Nicotine, caffeine và cồn là những chất kích thích rất phổ biến có trong nhiều loại thực phẩm, không tốt cho sức khỏe nếu bạn sử dụng nhiều. Đặc biệt là những người bị nhịp tim chậm thì việc nạp những loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Do đó, tốt nhất là bạn nên hạn chế tối đa hoặc gạch bỏ những thực phẩm sau ra khỏi danh sách thực đơn hằng ngày:

2. Thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ

Người bị nhịp tim chậm nên kiêng gì? Câu trả lời là bạn nên kiêng những món ăn được chế biến có nhiều dầu mỡ. Bởi một chế độ ăn có quá nhiều chất béo không lành mạnh sẽ khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như: béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mức cholesterol trong máu và mức chất béo trung tính cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, đột quỵ,…

Vì vậy, bạn nên tránh những món ăn được chế biến từ chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe tim mạch như: mỡ lợn, da gà, mỡ bò,… Ngoài ra, trong hầu hết các thực phẩm được chế biến sẵn đều có chất béo chuyển hóa như thức ăn nhanh, đồ ăn được đóng hộp, các món chiên xào, đồ nướng, bánh ngọt,…

3. Thực phẩm nhiều đường

Các món ăn, đồ uống có nhiều đường thường kích thích vị giác, có sức hấp dẫn khiến nhiều người khó có thể chối từ. Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều thực phẩm nhiều đường thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là đối với hệ tim mạch. Bởi sử dụng quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch.

Không những vậy, đường còn tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp. Từ đó, các cơn đau tim, đột quỵ, các bệnh lý mạch máu ngoại biên càng dễ xuất hiện hơn. Chính vì vậy, bạn nên tránh xa những thực phẩm có nhiều đường như: bánh ngọt, kem, sữa chua, khoai tây chiên, bánh quy, mứt, bơ, các loại nước ngọt,…

4. Thực phẩm nhiều muối

Ở Việt Nam, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ tới 9,4 gam muối mỗi ngày, mức này cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị. Khi ăn nhiều muối, đồng nghĩa với việc lượng natri nạp vào cơ thể lớn, khiến thận phải làm việc quá tải. Lượng natri trong máu cao sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng thể tích máu. Do đó, việc sử dụng lượng muối quá mức là yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Một số thực phẩm nhiều muối dù bạn có yêu thích đến đâu cũng không nên sử dụng nhiều, nhất là khi bị nhịp tim chậm như: khoai tây chiên, các loại thịt được chế biến sẵn, các loại bánh bim bim, mì ăn liền, pizza, thịt bò khô, ô mai,…

Người bị nhịp tim chậm không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối
Người bị nhịp tim chậm không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối

Cần lưu ý gì để cân bằng chế độ dinh dưỡng cho người nhịp tim đập chậm?

Một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng nếu bạn đang gặp vấn đề nhịp tim chậm. Việc cân bằng 4 nhóm dưỡng chất gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau để có được chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn khi bị nhịp tim chậm:

Thay đổi lối sống kết hợp chế độ ăn uống giúp cải thiện và phòng ngừa nhịp tim chậm

Song song với chế độ ăn uống hợp lý thì một lối sống khoa học cũng có tác động đến việc cải thiện và phòng ngừa tình trạng nhịp tim chậm. Bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

Nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến tim mạch như đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở, thường xuyên bị ngất,… bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và được điều trị kịp thời. Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám và điều trị toàn diện, hiệu quả các bệnh lý tim mạch cho người lớn và trẻ em, từ bào thai đến trưởng thành.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:

Như vậy, bạn đã biết được người bị nhịp tim chậm nên ăn gì? Lưu lại và áp dụng ngay những thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch được gợi ý trên đây bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ để hỗ trợ cải thiện tình trạng nhịp tim chậm.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/nhip-tim-cham-uong-thuoc-gi-a33977.html