Top các website tìm việc freelancer dành cho lập trình viên

Với tính chất công việc của ngành IT, các lập trình viên ngày càng có xu hướng làm việc tự do nhiều hơn. Danh sách các website tìm việc freelancer này chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.

website-tim-viec-freelance

Lợi ích của làm lập trình freelancer

Đặc thù của ngành công nghệ thông tin đó là hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm làm việc đòi hỏi khá cao. Vì vậy làm lập trình freelancer trước khi “đầu quân” cố định cho một tổ chức, doanh nghiệp nào đó để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như tự nâng cao kiến thức là lựa chọn sáng suốt, đem lại nhiều lợi ích như:

Sau một thời gian làm lập trình viên freelancer, kỹ năng và chuyên môn của bạn sẽ đạt đến cấp độ nhuần nhuyễn, chuyên sâu, được khẳng định và tạo nên uy tín, trở thành nhân lực chất lượng mà công ty, doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Từ đây con đường phát triển sự nghiệp lên các chức vụ cao hơn của bạn cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với bắt đầu bằng công việc lập trình viên cố định nho nhỏ.

Tất nhiên công việc gì cũng sẽ có những khó khăn nhất định. Đối với một freelancer lập trình thì khó khăn lớn nhất chính là tìm mối làm việc, đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường sự nghiệp sau này.

meo-tim-viec

Mẹo tìm việc freelancer cho lập trình viên

Thông thường sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường rất khó xin việc vì còn ít kinh nghiệm. Bởi vì cái gì cũng có giá của nó, nên muốn có được kinh nghiệm, bạn phải hi sinh một số lợi ích cá nhân.

Ví dụ, nếu người ta thuê bạn làm một việc với mức thù lao không tương xứng với những gì bạn làm được, hãy cứ chấp nhận nó. Vì đây mới chỉ là những bước đầu tiên, và bù lại bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cũng như thêm một dự án chứng minh năng lực trong hồ sơ của mình.

Nếu như vẫn không thể tìm được người muốn thuê bạn, hãy tập trung vào việc tự nghiên cứu và nghĩ ra những dự án cho chính mình. Nếu thành quả đạt được khả quan, bạn sẽ dần được người khác tin tưởng.

Bạn cũng có thể quan sát các sản phẩm khác, học tập các điểm tốt của nó để áp dụng vào dự án của mình, sau đó phát triển thêm các tiện ích, tính năng mới tiên tiến hơn. Nếu gặp khó khăn, hãy vào các diễn đàn, cộng đồng dành riêng cho dân IT để hỏi và cùng tham khảo ý kiến của mọi người.

Sau khi đã thu được đủ kinh nghiệm qua các dự án thực tế, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng để làm lập trình freelancer “xịn” rồi.

Các website tìm việc freelancer cho lập trình viên

Freelancer.com

Đây là nền tảng khá nổi tiếng trong cộng đồng freelancer. Tại đây bạn có thể đóng vai trò là Freelancer để tìm việc hoặc đăng một việc làm để tìm kiếm Freelancer phù hợp. Website này có rất nhiều lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn (Không chỉ có các công việc lập trình đâu). Phiên bản website dành cho Việt Nam tại vn.freelancer.com giúp các bạn có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Vlance.vn - website tìm việc freelancer phổ biến ở việt nam

Nền tảngwebsite thuần Việt dành cho các freelancer Việt Nam. Tại đây bạn có thể đăng các dự án mà không mất phí. Thay vào đó cả khách hàng (người đi thuê) và Freelancer sẽ cần phải nâng cấp tài khoản từ BASIC lên PLUS / VIP hoặc PRO để mở khóa các tính năng. Và ngoài lập trình, vlance cũng có rất nhiều các job khác như thiết kế, nội dung, dịch thuật, SEO, video… Nếu bạn có kỹ năng nào ở lĩnh vực này đều có thể apply ngay.

website-tim-viec

Đừng bở lỡ “Những kỹ năng cần có của lập trình viên thế kỷ 21”

Fiverr.com

Đây là một thị trường tự do thay vì cơ chế dự án và giá thầu truyền thống. Giả sử bạn là một lập trình viên muốn cung cấp dịch vụ trên Fiverr. Bạn có thể tạo các dịch vụ lập trình web, lập trình ứng dụng với các ngôn ngữ, nền tảng, v.v. Một điều thú vị về Fiverr là họ gọi các dịch vụ là Gig (Thuật ngữ ‘Gig’ là một từ lóng chỉ một công việc kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định). Fiverr cũng cung cấp nhiều lợi ích cho các freelancer có hiệu suất cao bằng cách sử dụng hệ thống level. Bạn sẽ bắt đầu với tài khoản cơ bản và sau đó nhận được các huy hiệu khác nhau khi bạn hoàn thành nhiều đơn đặt hàng hơn. Fiverr bắt đầu như một nền tảng nơi mọi người sẽ đăng các Gig với giá 5$ Mỹ, tuy nhiên bây giờ có rất nhiều mức giá tùy theo option / cấp độ.

Upwork.com

Website được thành lập là kết quả của việc hợp nhất Elance và oDesk. Cả hai đều là những freelancer marketplaces khá nổi tiếng thời bấy giờ. Đổi lại, nó đã giúp Upwork nhận được sự chấp nhận ban đầu của các freelancer cũng như các nhà tuyển dụng. Upwork hoạt động trên một mô hình dự án và giá thầu. Có nghĩa là một khách hàng đăng một công việc với tất cả các yêu cầu của họ và sau đó các freelancer sẽ đấu thầu dự án với giá đề xuất của họ. Sau đó, khách hàng phải quyết định xem freelancer nào phù hợp hơn với công việc của mình. Vài năm trở lại đây, việc đấu thầu các dự án hoàn toàn miễn phí. Mỗi tháng, chúng ta nhận được 60 concects để đấu thầu. 1 connect giống như một mã thông báo được sử dụng để hạn chế những freelancer đăng ký vào rất nhiều dự án. Nó giúp giảm spam và cải thiện chất lượng tổng thể của nền tảng. Kể từ tháng 5 năm 2019, Upwork đã thêm một khoản phí nhỏ là 0,15$ cho mỗi connect. Nó hạn chế hơn việc đấu thầu dự án, vì khi tốn tiền, mọi người bắt buộc phải suy nghĩ kỹ càng hơn.

Arc.dev

Nền tảng Arc.dev được thiết kế đặc biệt để các công ty thuê có thể thuê những lập trình viên giỏi nhất để làm việc từ xa. Nó tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn của họ trong khi đảm bảo có một chất lượng tốt nhất. Nếu bạn cho rằng mình có kỹ năng lập trình phù hợp để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng thì hãy đăng ký tài khoản dành cho Lập trình viên. Arc sau đó sẽ kiểm tra kỹ năng của bạn thông qua quá trình tuyển dụng. Nếu mọi việc suôn sẻ thì bạn sẽ có thể ứng tuyển vào các công việc có mức thù lao rất cao.

[Tham khảo: TopCV]

Link nội dung: https://uws.edu.vn/viec-lam-freelancer-it-a33449.html