Lương Business Analyst là bao nhiêu? Khảo sát mức lương BA tại Việt Nam
Để có những nhìn nhận chính xác hơn về mức lương của một ngành nghề, bạn cần đánh giá qua nhiều yếu tố dựa trên những thước đo khác nhau của mỗi doanh nghiệp, chẳng hạn như:
1. Số năm kinh nghiệm
Kinh nghiệm là một yếu tố cực kỳ quan trọng để nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp đưa ra quyết định tuyển dụng bạn vào một vị trí phù hợp theo đúng năng lực. Ngoài ra, số năm kinh nghiệm của một nhân viên trong doanh nghiệp cũng là một phần trong những quyết định đề xuất thăng tiến lên một cấp bậc cao hơn.
Thông thường, mức lương của Business Analyst mới vào nghề sẽ thấp hơn so với những người đã có kinh nghiệm trước đó. Khi đã sử dụng tốt các kỹ năng chuyên môn, thành thạo về các công cụ, có kinh nghiệm về phân tích số liệu và đưa ra những giải pháp cải thiện hiệu quả, Business Analyst có thể nhận một mức lương cao hơn, phù hợp với giá trị mang lại cho doanh nghiệp.
2. Địa điểm làm việc
Tuy không liên quan về kỹ năng chuyên môn, nhưng địa điểm làm việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lương của Business Analyst, dựa trên:
Đô thị: Các khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh, mức sống của người dân cao thì thường sẽ có mức lương cao hơn. Vì vậy, những thành phố lớn, các khu kinh tế trọng điểm của một quốc gia thường có nhiều cơ hội làm việc hơn, nhưng cũng đồng nghĩa mức độ cạnh tranh cao.
Khu vực phát triển về công nghệ: Thông thường các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sẽ tập trung vào một khu vực nhất định, thường là những nơi cách xa trung tâm thành phố. Vì vậy, việc di chuyển hay sinh sống của một Business Analyst sẽ khó khăn hơn, nhưng bù lại, họ sẽ được trả mức lương tốt hơn.
Làm ở nước ngoài: Một số công ty nước ngoài thường tìm kiếm nguồn nhân sự đa quốc gia để làm việc cho họ. Nếu làm việc cho một công ty nước ngoài, Business Analyst sẽ được trả lương khá cao, đồng nghĩa cũng nhận những áp lực lớn hơn.
3. Chức danh công việc
Tương tự như yếu tố kinh nghiệm, chức danh của một Business Analyst trong tổ chức sẽ được quyết định bởi những giá trị, trách nhiệm mà người đó sẽ mang lại cho doanh nghiệp. Chức danh sẽ được phân ra theo các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ tương ứng với một mức lương giới hạn mà doanh nghiệp chi trả.
Các cấp độ của Business Analyst trong doanh nghiệp được phân chia như sau:
Cấp độ chuyên viên (Junior): Cấp độ này thường là những người mới vào nghề hoặc kinh nghiệm tối đa 2 năm làm việc trong lĩnh vực. Business Analyst cấp chuyên viên thường là những người được đào tạo về kỹ năng chuyên môn, nhưng chưa có những kinh nghiệm thực tế khi tham gia vào một công việc hay một dự án cụ thể của doanh nghiệp. Vì vậy, lương của Business Analyst ở cấp chuyên viên thường sẽ ở mức trung bình.
Cấp độ chuyên gia (Senior): Business Analyst cấp chuyên gia thường có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, đây là những người có khả năng theo dõi, phân tích và xử lý toàn bộ các đầu việc. Ở cấp độ này, các nhân viên thường có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định đến các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Lương của Business Analyst ở cấp độ chuyên gia thường ở mức khá.
Cấp quản lý (Business Analyst Manager): Người thuộc cấp quản lý có nhiệm vụ quản trị và điều phối một nhóm, phòng ban về Business Analyst. Đây là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, có khả năng phân tích, xử lý mọi vấn đề trong quá trình làm việc. Lương của Business Analyst cấp quản lý thường ở cao hơn so với cấp chuyên viên và chuyên gia.
Chuyên gia cấp cao (Business Science Director): Đây là cấp độ cao nhất trong ngành Business Analyst. Vị trí này không chỉ cần các kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề mà còn cần thêm nhiều kỹ năng bổ trợ khác. Mức lương của chuyên gia cấp cao Business Analyst thường ở mức rất cao.
>>> BA trong ngành IT đóng vai trò như thế nào?
4. Lĩnh vực hoạt động
Khi công nghệ chuyển đổi số được áp dụng cho mọi lĩnh vực, mức lương dành cho Business Analyst cũng sẽ ảnh hưởng theo các lĩnh vực mà họ đang thực hiện cho việc nghiên cứu.Một số lĩnh vực ảnh hưởng đến mức lương của Business Analyst có thể kể đến như:
Công nghệ: Xét về tính liên kết thì Business Analyst cũng là một phần của công nghệ, vì vậy, lĩnh vực này không chỉ có mức lương ổn định mà còn mang lại nhiều cơ hội làm việc và lộ trình thăng tiến rõ ràng hơn đối với Business Analyst.
Tài chính: Các công ty về tài chính thường có nhu cầu cao về phân tích các dữ liệu để đưa ra các quyết định đầu tư, điều chuyển dòng tiền một cách hợp lý. Ở lĩnh vực này, vai trò của Business Analyst trong một tổ chức là khá quan trọng, đây là những người sẽ đưa ra những phân tích cụ thể nhằm đề xuất các chiến lược phù hợp cho tổ chức. Lương của Business Analyst trong lĩnh vực tài chính cũng được quy định theo cấp bậc và khả năng đóng góp cho tổ chức.
Thương mại: Hình thức mua bán, trao đổi trên nền tảng online và offline đều cần một Business Analyst phân tích các dữ liệu từ khách hàng để đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả, tối ưu chi phí. Thông thường, mức lương của Business Analyst trong lĩnh vực thương mại cũng dựa trên quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ví dụ, doanh nghiệp lớn thường sẽ trả lương cho Business Analyst cao hơn các doanh nghiệp thương mại tầm trung.
Các lĩnh vực khác: Một số lĩnh vực cũng cần đến sự phục vụ của các Business Analyst như giáo dục, y tế, logistics,... Mức lương của Business Analyst ở các lĩnh vực này còn phụ thuộc thêm vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, cơ hội thăng tiến trong công việc không cao bằng những lĩnh vực trên.