Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là công cụ phổ biến được nhiều chủ kinh doanh sử dụng để phân tích thị trường. Từ đó thương hiệu có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh và tìm được điểm nổi bật hơn các shop khác. Vậy mô hình này là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào cho shop? Tìm hiểu trong bài sau.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter phân tích các áp lực cạnh tranh trong ngành công nghiệp. Đồng thời mô hình còn được dùng là công cụ để xác định các ưu điểm và hạn chế của ngành trên thị trường.
Hiện nay, việc thực hiện 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được nhiều nhà kinh doanh áp dụng nhằm mục đích:
Tìm hiểu và xác định được đối thủ cạnh tranh.
Xác định mối quan hệ của nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Xác định được điểm mạnh và yếu của ngành trong thị trường, từ đó định hướng phát triển mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Đo lường sự tác động của 5 lực lượng lên doanh thu, lợi nhuận.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là công cụ hữu hiệu giúp shop có cái nhìn tổng quan về thị trường.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được giới thiệu vào năm 1979. Đến nay, đây vẫn là công cụ quan trọng giúp các nhà kinh doanh đánh giá toàn cảnh cạnh tranh của ngành. Theo đó, mô hình 5 forces được xác định gồm:
Đây được xem là sự cạnh tranh trong nội bộ ngành với đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng tương tự với shop, trong cùng mức giá, phân khúc khách hàng và chất lượng ngang bằng.
Theo đó, nếu trong ngành có số lượng shop kinh doanh lớn, sản phẩm bán ra sẽ có nhiều sự tương đồng, khó có điểm nổi bật. Tuy nhiên, nếu đối thủ của shop không quá mạnh (tiềm lực về tài chính, sản phẩm, đội ngũ bán hàng,...) thì sẽ không gây nhiều áp lực khi kinh doanh trong thị trường.
Kinh nghiệm rút ra: Đặc trưng của áp lực này là cuộc chiến của các công ty hiện có trong ngành. Vì vậy, chủ shop nên cân nhắc và đưa ra quyết định có nên gia nhập ngành hàng hay không, nhất là khi ngành hàng shop chọn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu shop vẫn quyết định tham gia vào ngành hàng thì nên chọn một ngách sản phẩm mới, có kế hoạch bán hàng và quảng bá rõ ràng để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Hướng dẫn xác định phân khúc cho shop mới bắt đầu
Trong phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, bên cạnh các đối thủ cạnh tranh đã có mặt trên thị trường, shop cũng phải chịu áp lực từ các shop mới gia nhập vào ngành hàng. Do đó, vị trí của shop trên thị trường có thể bị ảnh hưởng nếu đối thủ mới đưa ra sản phẩm độc đáo hoặc có giá thấp hơn.
Kinh nghiệm rút ra: Shop cần không ngừng cải tiến, hoàn thiện thương hiệu, phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng để tăng cao lợi thế cạnh tranh và xây dựng vị trí vững chắc trên thị trường.
Xem thêm: Xây dựng thương hiệu là gì? Tham khảo các bước tạo dựng thương hiệu chuẩn
Khi ngành hàng shop đang kinh doanh có đối thủ mới tham gia sẽ khiến mức độ cạnh tranh cao hơn.
Nhà cung cấp là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu vào (nguyên liệu sản xuất) hoặc đầu ra (đơn vị phân phối, kho bãi,...) đến tổng lợi nhuận của shop. Trong trường hợp, số lượng nhà cung cấp ít, mức độ phụ thuộc của shop càng lớn. Khi đó, nhà cung cấp sẽ có quyền nâng giá vật liệu, dịch vụ, kho bãi,...
Mặc khác, nếu số lượng nhà cung cấp trong ngành hàng lớn, shop có quyền lựa chọn đối tác có mức phí, chất lượng phù hợp nhất, giúp tối ưu chi phí kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
Kinh nghiệm rút ra: Shop nên nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp, thay vì chỉ lấy hàng từ một nơi. Như vậy trường hợp một nhà cung cấp đột ngột tăng giá hoặc hết hàng thì shop vẫn còn những nhà cung cấp khác để nhập hàng.
Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, khách hàng có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu, chất lượng và giá cả mà họ mong muốn. Khi càng nhiều shop kinh doanh trong cùng ngành hàng, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Đặc biệt, với yếu tố áp lực từ khách hàng, shop nên lưu ý phân tích, nghiên cứu một số thông tin liên quan đến đối tượng khách hàng, số lượng khách hàng, mức độ trung thành, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí cho chiến lược tiếp thị, quảng cáo tiếp cận khách hàng,...
Kinh nghiệm rút ra: Để giữ chân khách hàng, shop cần tối ưu sản phẩm và giá cả, kết hợp tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tổ chức chương trình khuyến mãi, có chính sách chăm sóc khách hàng tốt.
Nếu giá bán sản phẩm quá cao hoặc mặt hàng của shop không đa dạng thì khách hàng có thể lựa chọn các shop khác.
Sản phẩm thay thế là những hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng có thể lựa chọn thay thế cho các sản phẩm hiện tại của shop. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là việc bạn sử dụng truyền hình trực tuyến như FPT Play, Vie On, VTV GO, Netflix,... để xem phim, truyền hình giải trí thay thế cho truyền hình cáp truyền thống.
Đặc biệt, sản phẩm còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa và năng lực cạnh tranh của shop trên thị trường. Bởi một sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã và phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng sẽ được họ ưu tiên lựa chọn.
Kinh nghiệm rút ra: Shop cần không ngừng sáng tạo, cải tiến sản phẩm để phù hợp với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Việc hiểu rõ và áp dụng tốt mô hình 5 lực lượng cạnh tranh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho shop trong việc:
Xây dựng chiến lược phát triển của shop: Sau khi phân tích được các áp lực ảnh hưởng đến ngành trên thị trường, shop có thể đưa ra chiến lược phát triển tốt hơn, đẩy mạnh tính cạnh tranh dựa trên những áp lực có lợi.
Tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu: Chủ shop có thể tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của shop trong tổng quan thị trường. Từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển dựa trên điểm mạnh, khắc phục dần dần các điểm yếu shop gặp phải.
Nắm bắt tổng quan thị trường: 5 áp lực trên giúp shop có cái nhìn đúng đắn nhất về thị trường từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp đến sản phẩm. Nhờ những phân tích đó shop có thể cải tiến về mẫu mã, chất lượng để phù hợp với thị trường.
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Vai trò và tâm quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh giúp shop có góc nhìn tổng quan về thị trường để có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Dưới đây là các cách mà shop có thể áp dụng mô hình 5 forces để phát triển các chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Áp dụng chiến lược này đòi hỏi shop cần tối ưu quá trình sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết để cung cấp sản phẩm có giá thấp nhất. Điều này giúp shop có thể thu hút khách hàng nhạy cảm về giá, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Lời khuyên: Với các shop kinh doanh online, bên cạnh chi phí nguyên vật liệu, nhập hàng thì tối ưu chi phí vận chuyển cũng là một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả. Để làm được điều này, chủ shop nên chọn đơn vị vận chuyển uy tín, giao hàng nhanh và có mức cước phí hợp lý.
Xem thêm: Tham khảo top 10 chiến lược giá thông minh trong kinh doanh online
Giao Hàng Nhanh (GHN): Giao nhanh hơn với bảng giá siêu tiết kiệm, shop tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả
Hướng đến mục tiêu giúp shop tối ưu chi phí kinh doanh, Giao Hàng Nhanh (GHN) triển khai bảng giá tiết kiệm (*) theo đặc điểm từng shop với mức giá tốt nhất chỉ từ 15.500 VNĐ/đơn. Đặc biệt với shop từ 400 đơn/tháng trở lên sẽ có chính sách giá ưu đãi hơn.
(*) Shop có thể cập nhật bảng phí vận chuyển của GHN TẠI ĐÂY.
Ngoài ra đối với dịch vụ vận chuyển, GHN còn mang đến nhiều quyền lợi khác như:
Giao hàng siêu nhanh, an toàn: Đơn hàng được giao nhận siêu tốc chỉ trong vòng 24 giờ (đơn nội thành), 1 - 2 ngày (đơn Hà Nội - TP.HCM) nhờ hệ thống phân loại tự động 100% cùng đội ngũ shipper chuyên nghiệp. Qua đó shop có thể tăng tỷ lệ giao hàng thành công, tạo thiện cảm với khách hàng.
Hỗ trợ lấy hàng tận nơi: Shipper GHN sẽ lấy hàng tại cửa hàng hoặc kho hàng của shop miễn phí, trong khung giờ shop tùy chọn trên hệ thống hoặc lấy hàng sau 3 giờ kể từ khi tạo đơn. Điều này giúp shop tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian gửi hàng đến bưu cục.
Quản lý đơn hàng tiện lợi: GHN có hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 được tích hợp trên app và web, giúp shop dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng, nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
Bảng giá ship tại GHN có giá mới siêu tốt, giúp shop giao đơn muôn nơi, không lo về chi phí.
>> Đăng ký trở thành đối tác của GHN qua https://sso.ghn.vn/register để nhận được những quyền lợi hấp dẫn.
Với chiến lược này, shop tập trung vào giá trị độc đáo của sản phẩm thông qua thiết kế, chất lượng, thương hiệu hoặc công nghệ độc quyền. Mục tiêu của chiến lược này là tạo điểm nổi bật cho sản phẩm mà các shop khác khó có thể sao chép được, đồng thời tạo dấu ấn ấn tượng trong lòng khách hàng.
Shop cần tập trung vào một phân khúc thị trường hoặc nhóm khách hàng cụ thể. Điều này giúp shop dễ dàng hơn trong việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh, có thể đưa ra các sản phẩm chiến lược tiếp thị và quảng cáo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tránh sự cạnh tranh trực tiếp với đối thủ mạnh hơn.
Bài viết trên giúp shop giải đáp mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì, cùng với đó là phân tích từng yếu tố trong mô hình. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp shop trong việc đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp, tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường và đạt doanh thu mong đợi.
Các chủ đề liên quan:
- Kinh doanh theo mạng: Top 8 điều shop mới nên biết
- Điểm danh một số mô hình kinh doanh mới lạ, lợi nhuận khủng trong tương lai
- Một số mô hình kinh doanh khởi nghiệp shop mới. Tham khảo ngay!
Link nội dung: https://uws.edu.vn/muc-dich-cua-phep-lai-phan-tich-la-gi-a33317.html