Bị người cắn có cần chích ngừa không? Có nguy hiểm không?

Những vết thương ngoài da cần được vệ sinh đúng cách nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời, người bị thương cũng cần chích ngừa những mũi vắc xin nhất định để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Ví dụ những vết thương do động vật gây ra cần phải tiêm vắc xin phòng dại, vết thương do tai nạn (đứt tay, té xe,…) cần phải tiêm vắc xin uốn ván. Vậy, bị người cắn có cần chích ngừa không? Cần chích những mũi nào? Cách xử lý vết thương sau khi bị người cắn ra sao?

BS Nguyễn Văn Mác Toàn, Quản lý Y khoa vùng 1 Miền Trung Tây Nguyên, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu vết cắn gây trầy xước, rách da, chảy máu, vết thương sâu, người bị cắn có nguy cơ nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm lây qua nước bọt như viêm gan B, uốn ván, HIV, bệnh dại… Lúc này, người bị thương cần sơ cứu, khử trùng vết thương sạch sẽ và nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, hướng dẫn chăm sóc vết thương và chỉ định tiêm ngừa các vắc xin cần thiết.”

bị người cắn có cần chích ngừa không

Bị người cắn có nguy hiểm không?

CÓ! Bị người cắn rất nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

1. Dịch bệnh có thể lây từ người qua vết cắn

Bị cắn bởi người là một trong những yếu tố thúc đẩy nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Vết thương để lại sau khi bị người cắn có thể tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn từ cơ thể người cắn hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập, tấn công và gây bệnh.

Theo đánh giá của giới khoa học, vết cắn của người thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với vết cắn của động vật.

Trên thực tế, có khoảng 10 - 15% vết thương do người cắn bị nhiễm trùng do nhiều yếu tố khác nhau. Trong mỗi một vết thương do người cắn, trung bình mỗi mililit nước bọt chứa đến 100 triệu sinh vật từ 190 loài vi sinh vật khác nhau, từ đó mang đến nhiều nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. Đa số những vi sinh vật này là vi khuẩn kỵ khí phát triển mạnh trong môi trường oxy hóa khử thấp của cao răng nằm giữa các răng của con người hoặc trong các vùng bị viêm nướu. [1]

Ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 trường hợp bị người cắn. Trong số trẻ bị cắn, 10% bị nhiễm trùng do vi khuẩn được tìm thấy trong nước bọt của con người. Các trường hợp nhiễm trùng do vết cắn của người có thể gây đau dữ dội và sưng tấy, vết thương mưng mủ, sốt, ớn lạnh, mất cảm giác tay, có thể tổn thương các mô, gân, cơ và xương… [2]

vết thương do bị người cắn
Hầu hết các vết thương do vết cắn của con người đều liên quan đến bàn tay. Vết thương ở tay, bất kể nguyên nhân, đều có tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn vết thương ở các vị trí khác.

2. Nước bọt là cầu nối lây nhiễm

Nước bọt có thể đóng vai trò như một cầu nối lây nhiễm bệnh tật trong một số trường hợp. Một người mắc bệnh có thể lây nhiễm cho người khỏe mạnh thông qua nước bọt chứa virus, vi khuẩn gây bệnh. Nước bọt có thể tiếp xúc với niêm mạc đường hô hấp của người lành khi hôn hay chẳng may hít phải giọt bắn khi người bệnh ho/hắt hơi/nói chuyện hoặc những giọt bắn khi rơi xuống các bề mặt xung quanh.

Các tác nhân gây bệnh chứa trong nước bọt có thể tồn tại nhiều giờ đến nhiều ngày trên các các bề mặt mà chúng khu trú và quá trình truyền nhiễm bệnh có thể diễn ra khi người khác tiếp xúc với các bề mặt chứa tác nhân gây bệnh và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Thậm chí, nước bọt cũng được xem là “chất dẫn” lây nhiễm bệnh tật khi người khỏe mạnh bị người bệnh cắn, gây ra vết thương hở,…

3. Vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng nào có thể lây qua vết cắn của người?

Vết cắn của người cũng có thể gây lây nhiễm bệnh tật, một số loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng có thể lây qua vết cắn của người gồm có:

Virus viêm gan B

Là tác nhân gây ra tình trạng suy giảm khả năng hoạt động và rối loạn chức năng gan, dẫn đến viêm gan, xơ gan, suy gan, nhiều trường hợp diễn tiến nghiêm trọng, có nguy cơ cao ung thư gan, thậm chí tử vong.

Virus viêm gan B thường tồn tại trong máu và các dịch tiết cơ thể của người bệnh, bao gồm cả nước bọt, mặc dù virus trong nước bọt có nồng độ tương đối thấp nhưng vẫn có khả năng lây truyền cho người bị cắn qua vết thương hở của vết cắn. Kháng nguyên virus viêm gan B được phát hiện trong nước bọt của 75% trường hợp các bệnh nhân mắc viêm gan B và kháng nguyên virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 100 lần so với HIV.

Trực khuẩn uốn ván

Là tác nhân với khả năng tiết ngoại độc tố tetanospasmin, gây ra bệnh uốn ván, dẫn đến tình trạng tăng trương lực, co cứng cơ, gây suy hô hấp, tử vong cao cho người bệnh.

Trực khuẩn uốn ván sống và tồn tại nhiều năm trong các môi trường yếm khí như đất, cát, đất phân bón, đặc biệt là phân ngựa, bụi bẩn, phân trâu, bò, gia cầm, cống rãnh, vật dụng sinh hoạt hàng ngày như kéo, dao, kim,… bị rỉ sét. Vết thương do người cắn có thể tạo tạo điều kiện cho nha bào uốn ván có mặt ở khắp nơi xâm nhập và tấn công hệ thần kinh, gây ra bệnh uốn ván.

Virus dại

Là tác nhân gây bệnh dại, làm nhiễm trùng não, rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương và gây tử vong với với tỷ lệ rất cao, lên đến 100% khi dại phát bệnh. Khi một người mắc bệnh dại, virus có thể hoạt động dọc theo các dây thần kinh, trong máu, nước tiểu hoặc ngay cả trong tuyến nước bọt của người bệnh. Do đó, về lý thuyết, người mắc bệnh dại có thể lây virus dại cho người lành thông qua vết cắn. Vết thương càng lớn, tình trạng càng sâu, nguy cơ lây nhiễm càng cao.

nam giới tiêm vắc xin ngừa bệnh dại
Viêm gan B, uốn ván và dại là những bệnh lý có thể lây truyền qua vết cắn gây ra vết thương hở vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả.

HIV

Là tác nhân tấn công trực tiếp lên hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài, khiến người bệnh dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. HIV có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra, trong một số ít các trường hợp, một người bị nhiễm HIV có thể lây truyền HIV khi cắn người khỏe mạnh khác nếu người cắn có vết thương hở trong niêm mạc miệng. Ngược lại, HIV cũng có thể lây truyền khi một người khỏe mạnh cắn người bệnh HIV nếu người cắn có vết thương hở trong niêm mạc miệng.

Vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus

Là loại vi sinh vật có thể khu trú ở trên da, thậm chí là niêm mạc miệng của người, do đó chúng có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua vết cắn làm rách da. Tụ cầu vàng có mặt ở 30% vết thương do người nhiễm bệnh cắn và là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng nặng nhất như tụ mủ dưới màng cứng, áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não mủ, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch nội sọ,…

Vi sinh vật Eikenella corrodens

Là loại vi sinh vật gram âm, thuộc nhóm HACEK, được phân lập ở 30% vết thương do người cắn, có độc lực yếu, gây nhiễm trùng cục bộ cấp tính, điển hình là viêm nội tâm mạc.

Ngoài ra, còn rất nhiều chủng vi sinh vật được phân lập trong các vết cắn của người, chúng có thể không có hoặc có độc tính, bao gồm Haemophilus Enzae, H. parainfluenzae, các loài Candida, Peptostreptococcus và Prevotella, Enterobacter cloacae Klebsiella (Haemophilus) aphrophilus, Aggregatibacter (Haemophilus) paraphrophilus, Aggregatibacter,…

Theo một thống kê kết quả nghiên cứu từ 892 báo cáo của Sở Y tế Thành phố New York được thực hiện bởi Marr và cộng sự, ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh do vết cắn của người mỗi năm khoảng 10,7/100.000 dân và tỷ lệ này có thể dao động từ 0,9 - 60,9/100.000 dân tùy vào các khu vực địa lý khác nhau. [3]

Do đó, có thể thấy, bị người cắn không lành tính như lầm tưởng của nhiều người và nguy cơ mắc bệnh từ vết cắn của người vẫn đang duy trì ở mức cao qua các năm, cần phải đề cao mức độ quan tâm, chủ động dự phòng và kịp thời xử trí vết thương do người cắn.

bị người cắn trên cánh tay
Vết cắn của con người thường có tỷ lệ biến chứng và nhiễm trùng cao hơn vết cắn của động vật.

Cần làm gì khi bị người cắn?

Vì vết cắn của người có thể gây ra nhiều tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm với mức độ nặng nhẹ khác nhau cho người bị cắn. Do đó, ngay khi bị cắn, cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu và vệ sinh vết thương khoa học, đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hoặc giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.

1. Sơ cứu và vệ sinh vết thương

Đầu tiên, cần rửa thật kỹ vết thương dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong khoảng 15 phút bằng xà phòng lành tính để loại bỏ virus, vi khuẩn, vi sinh vật khu trú trên vết thương, giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ. Trong quá trình vệ sinh vết cắn, cần loại bỏ da chết hoặc các dị vật trên vết thương, đồng thời, cần sử dụng các dung dịch sát trùng chuyên dụng để khử trùng vết thương, giảm thiểu nguy cơ xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Sau đó, sử dụng khăn bông mềm, sạch để lau khô vết thương nhẹ nhàng và bôi một lớp thuốc mỡ mỏng nhẹ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Chú ý giữ vết thương sạch sẽ, tránh bụi bẩn bằng cách đắp băng mỏng, sạch, không dính lên vùng da thương tổn và tuyệt đối không chạm tay hoặc gãi/chà xát/cào/cấu… vào vết thương.

Nếu vết thương chảy máu nhiều và liên tục, cần thực hiện các thao tác cầm máu như quấn khăn sạch lên vết thương, tránh siết quá chặt làm tổn thương vùng da bị cắn. Sau đó, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thực hiện cầm máu chuyên sâu, xử lý vết thương đúng cách.

2. Đánh giá vết thương do người cắn: xước nhẹ, rách da hay thủng sâu…

Khi xảy ra vết thương do người cắn, cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương để đưa ra phương pháp xử trí phù hợp.

Vết thương xước nhẹ Vết thương rách da Vết thương thủng sâu Vết thương có nhiễm bẩn Đây là vết thương ở mức độ nhẹ, chỉ gây tổn thương ở lớp biểu bì ngoài cùng của da. Vết xước nhẹ có thể gây đau và sưng nhẹ, nhưng thường không đòi hỏi sự can thiệp y tế đặc biệt, chỉ cần vệ sinh, bôi thuốc sát trùng và chú ý chăm sóc vết thương. Đây là vết thương gây tổn thương đến lớp da sâu hơn, có thể gây chảy máu và cảm giác đau rát do rách da. Nếu vết thương không quá lớn, tình trạng vết thương sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn, có thể tự vệ sinh và băng bó tại nhà. Nhưng nếu vết thương lớn, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý vết thương thích hợp. Đây là vết thương nghiêm trọng, làm hỏng lớp da và thậm chí vết cắn xâm nhập sâu vào các cấu trúc nội tạng, cơ bắp, xương… dưới da. Vết thương thủng sâu cần phải được xử lý kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bị cắn cần phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nặng và hoại tử mô. Những vết thương có nhiễm bẩn thường mang đến nhiều nguy cơ nhiễm trùng nặng, bội nhiễm, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bị cắn như viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng, viêm gân, viêm bao gân… Đặc biệt, vết thương nhiễm bẩn thường gây ra tình trạng nhiễm khuẩn độc tố uốn ván, đe dọa tính mạng người bệnh.
sơ cứu vết thương bị người cắn
Ngay cả những vết thương xước da nhẹ, nếu có bất kỳ dấu hiệu sưng, đỏ, đau nhức nặng hơn hoặc có dịch mủ, mùi hôi khó chịu, người bị cắn cần phải đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Vị trí bị cắn: vị trí nào nguy hiểm?

Bất cứ vị trí cắn nào cũng đều gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhiễm trùng vùng thương tổn. Tuy nhiên, một số vị trí bị cắn có thể đặc biệt nguy hiểm như sau:

Những vị trí kể trên đều là những vị trí trọng yếu đòi hỏi xử lý vết thương đặc biệt, nhanh chóng, kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng và hậu quả đáng tiếc sau khi bị cắn.

4. Người bị cắn có thể gặp tình trạng sức khỏe như thế nào?

Người bị cắn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe sau khi bị cắn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và liệu pháp điều trị sau đó. Một số tình trạng sức khỏe phổ biến có thể xảy ra ở người bị cắn gồm có:

băng bó vết thương do người cắn
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng sức khỏe người bị cắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe ban đầu, tình trạng vết thương và cách xử lý vết thương sau cắn.

Bị người cắn có cần chích ngừa không?

CÓ! THẬM CHÍ RẤT CẦN THIẾT. Mặc dù không phải bất cứ trường hợp nào khi bị người cắn cũng cần chích ngừa, tuy nhiên hầu hết các trường hợp vết thương có kích thước lớn, tình trạng sâu và nhiễm bẩn đều được các bác sĩ chỉ định tiêm ngừa.

1. Những vết cắn nào là vô hại?

Trên thực tế, những vết cắn nhẹ, chỉ trầy xước nhẹ ở ngoài bề mặt da, không gây ra vết thương hở thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bị cắn. Tuy nhiên, theo chuyên gia, không có vết cắn nào có thể được coi là hoàn toàn vô hại.

Vết thương dù nhỏ vẫn có thể “mở đường” cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra các mức độ nhiễm trùng như sưng đau nhẹ nhàng đến sưng tấy, mưng mủ, bội nhiễm, thậm chí hoại tử mô hoặc nhiễm trùng. Đồng thời, vết thương cũng có thể lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như uốn ván, dại, viêm gan B,…

Do đó, ngay cả khi vết cắn trầy xước nhẹ, người dân cũng không nên chủ quan. Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, đỏ, đau đớn hoặc tiết dịch có màu lạ và mùi hôi, người bị cắn nên chủ động thăm khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo vết thương không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

2. Người cắn là người khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ có cần tiêm ngừa không?

VẪN CẦN TIÊM NGỪA! Cho dù người cắn hoàn toàn khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ, người bị cắn vẫn cần tiêm ngừa các mũi vắc xin theo khuyến cáo của các cơ quan y tế để tạo miễn dịch chủ động với các bệnh lý truyền nhiễm, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

Đặc biệt, sau khi bị cắn, vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng vết thương và lịch sử tiêm ngừa để được chỉ định tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván và dại. Bởi bệnh uốn ván do lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường bên ngoài thông qua vết thương hở từ vết cắn, không lây từ người cắn nên cho dù người cắn hoàn toàn khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ, vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm nha bào uốn ván, người bị cắn vẫn cần tiêm ngừa.

Với bệnh dại, tiêm dự phòng sau phơi nhiễm dại ngoài tránh mắc bệnh còn tạo miễn dịch chủ động với bệnh dại trong tương lai, giảm thiểu số mũi điều trị dự phòng sau mỗi lần phơi nhiễm.

3. Các trường hợp bác sĩ khuyên không nên tiêm ngừa.

Một số trường hợp bác sĩ có thể khuyên không cần thiết tiêm ngừa sau khi bị người cắn, bao gồm:

bé được tiêm ngừa
Để quyết định có nên tiêm ngừa sau khi bị người cắn hay không, bác sĩ cần dựa trên nhiều đánh giá khác nhau về tình trạng vết thương, tiền sử bệnh lý, lịch sử tiêm ngừa của cả người cắn và người bị cắn.

Bị người cắn cần tiêm những loại vắc xin nào?

Tùy thuộc vào tình trạng vết thương, tiền sử bệnh lý và lịch sử tiêm chủng, các bác sĩ có thể chỉ định người bị cắn tiêm những loại vắc xin như vắc xin viêm gan B, vắc xin phòng dại, vắc xin uốn ván.

Tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin ngừa viêm gan B, vắc xin dại và vắc xin uốn ván, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm phòng vắc xin, chủ động bảo vệ sức khoẻ của hàng chục triệu người dân trên cả nước. Tất cả vắc xin tại VNVC đều được nhập khẩu trực tiếp, chính hãng với số lượng lớn từ các hãng sinh phẩm y tế và tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới.

Đồng thời, vắc xin tại VNVC được bảo quản trong điều kiện tối ưu của hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) và hệ thống kho lạnh quy mô lớn, đạt chuẩn quốc tế, bảo quản vắc xin ở nhiệt độ ổn định từ 2 - 8 độ C theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đảm bảo vắc xin luôn ở tình trạng chất lượng nguyên vẹn, thực hiện quy trình thực hành tiêm chủng vắc xin an toàn nghiêm ngặt, được kiểm soát chặt chẽ, cam kết hiệu quả chủng ngừa đạt mức tối ưu.

Những quan niệm sai lầm cần tránh về tiêm vắc xin khi bị người cắn

1. Chỉ khi vết cắn sâu mới cần chích ngừa

Đối với những vết thương hở dù nhỏ, nông và không nghiêm trọng, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như virus viêm gan B, virus dại, nha bào uốn ván,… Đây đều là những bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí đe doạ tính mạng của người bệnh. Do đó, quan niệm chỉ khi vết cắn sâu mới cần chích ngừa là sai lầm.

Sau khi bị người cắn và xuất hiện vết thương hở ngoài da, bạn cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng vết cắn, tiền sử bệnh lý của người cắn và người bị cắn cùng nhiều yếu tố khác để có thể đưa ra chỉ định có nên tiêm ngừa hay không, tiêm vắc xin gì và lịch tiêm ra sao.

2. Chần chừ trong việc tiêm phòng

Sau khi bị cắn, nhất là đối với những trường hợp vết cắn gây ra vết thương hở, sâu, rách da nghiêm trọng, người bị cắn luôn đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật từ người bị cắn hoặc do tiếp xúc môi trường bên ngoài. Do đó, tinh thần chủ quan, chần chừ trong việc tiêm phòng có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh, mắc bệnh, dẫn đến biến chứng, nhập viện điều trị, di chứng, thậm chí tử vong.

Do đó, không nên chần chừ trong việc tiêm phòng, sau khi bị cắn, nếu tình trạng vết thương nặng, cần vệ sinh và khử trùng vết thương sạch sẽ, nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định tiêm ngừa nếu cần. Tốt nhất, mọi trẻ em và người lớn cần tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo trong độ tuổi để hình thành miễn dịch chủ động, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh tật trong tương lai, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Người thân, người quen cắn thì không sao

Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác thông qua vết cắn, kể cả người thân, người quen, đặc biệt là khi người đó có mắc những bệnh truyền nhiễm qua máu hoặc dịch tiết cơ thể như viêm gan B, dại,… Do đó, cho dù là người thân, người quen cắn, vẫn cần tiêm ngừa vắc xin theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

bạn nữ tiêm ngừa
Bất kỳ đối tượng cắn là ai, vết thương hở nhẹ hay nặng cũng đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh tật nguy hiểm, do đó cần chủ động thăm khám bác sĩ và tiêm ngừa vắc xin theo chỉ định.

Kết luận

Chuyên gia giải đáp thắc mắc “bị người cắn có cần chích ngừa không” rằng, rất cần thiết tiêm ngừa các loại vắc xin quan trọng sau khi bị người cắn nếu vết cắn gây ra vết thương hở, sâu, nghiêm trọng, mang tính nguy cơ như khi người cắn đang mắc các bệnh lý truyền nhiễm lây qua nước bọt như dại, viêm gan B, nhất là người cắn có vết thương hở trong niêm mạc miệng.

Ngoài ra, vết thương bị nhiễm bẩn sau khi bị cắn cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nha bào uốn ván, gây bệnh uốn ván vô cùng nguy hiểm, do đó bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván dựa trên lịch sử tiêm ngừa uốn ván của người bị cắn.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/khi-bi-a32960.html