Đỗ Bích Ngọc, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện là du học sinh ngành Language and Communication Technology (LCT) tại Hà Lan, theo diện học bổng Eramus Mundus chia sẻ về việc du học chuyên ngành này.
>> Học bổng Erasmus Mundus là gì?
>> 5 giải đáp của một sinh viên học bổng Erasmus Mundus
>> Cập nhật về học bổng Erasmus Mundus
Có thể nói mình khá may mắn khi có được một công việc part-time trong một công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin từ năm cuối đại học. Công việc mình làm trong 2 năm (cho tới khi đi du học) cũng rất gần với lĩnh vực mình đang học hiện tại, đó là xây dựng các hệ thống có liên quan tới xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) và khai phá dữ liệu (Data Mining). Theo mình, việc từng đi làm, và đặc biệt là làm việc liên quan tới lĩnh vực mình muốn học tiếp theo là điểm rất quan trọng trong hồ sơ, bởi nó vừa thể hiện kiến thức và kinh nghiệm về ngành học sắp tới, cũng như thể hiện sự kiên định về hướng phát triển bản thân trong tương lai.
LCT là ngành rất rộng và ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày cũng rất phong phú. Theo nghĩa đơn giản, thì mọi vấn đề bao gồm "ngôn ngữ" được xử lý trên "máy tính" thì sẽ liên quan tới LCT. Ứng dụng gần gũi nhất chính là dịch tự động như Google Translate. Ngoài ra, LCT tích hợp thành một module trong ứng dụng khác, như việc xử lý các câu tìm kiếm một cách thông minh, nhận dạng giọng nói… Sinh viên LCT sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu hoặc làm việc trong các tổ chức/công ty theo hướng liên quan tới ngành học.
Hiện tại mình đang học tại University of Groningen (Hà Lan) và năm học sau sẽ học tại Charles University in Prague (Séc). Mỗi trường trong chương trình sẽ có điểm mạnh riêng, vì thế việc được học ở nhiều trường cho mình cơ hội được tiếp thu kiến thức một cách phong phú hơn, cũng như có cơ hội học tập và làm việc với nhiều người xuất sắc hơn.
>> Sơ lược về chương trình Thạc sĩ kép ngành LCT ở Đại học Groningen
>> Chuyên trang du học Hà Lan
Khi đăng ký, mình đã chọn năm thứ hai được học tại University of Melbourne (Úc), tuy nhiên để cân bằng nguyện vọng của tất cả các sinh viên, chương trình đã xếp mình sang Séc. Các trường thành viên trong chương trình đều là các trường đại học có uy tín trong lĩnh vực LCT, vì thế việc lựa chọn trường cũng chỉ phụ thuộc một chút vào sở thích của tùng cá nhân.
Do đã từng có kinh nghiệm học và làm việc về lĩnh vực này nên khi bắt đầu học, mình đã rất quen với các thuật ngữ và một số vấn đề trong chương trình. Tuy Eramus Mundus LCT không yêu cầu sinh viên phải có kiến thức về khoa học máy tính hay lập trình, nhưng hầu hết các môn học đều có một phần nhỏ liên quan tới sử dụng công cụ hoặc lập trình ở mức độ đơn giản. Việc học lập trình từ đầu khiến một số bạn học của mình mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, bù lại, khi làm việc liên quan tới ngôn ngữ lý thuyết, mình phải vận dụng kiến thức khoa học máy tính nhiều hơn, xử lý dữ liệu lớn hơn để bù lại kiến thức ngôn ngữ học của mình.
>> Tìm hiểu du học ngành Khoa học máy tính
Chương trình EM LCT chấp nhận sinh viên có bằng đại học về Ngôn ngữ học (Linguistics) hoặc Khoa học nhận thức (Cognitive Science). Tuy vậy, làm việc trong lĩnh vực LCT luôn đòi hỏi có kiến thức về khoa học máy tính, và theo mình, bắt đầu học về khoa học máy tính từ đầu với các sinh viên thuộc chuyên ngành khác là một thử thách không hề nhỏ.
Hiện tại, mình đang học một số môn như Machine Learning, Semantics & Syntactic, Corpus Analysis, Semantic Web Technology…
Cơ hội tìm việc làm trong lĩnh vực LCT ở Việt Nam tất nhiên sẽ không nhiều bằng ở nước ngoài, nhưng không phải là không có. Đặc biệt, lĩnh vực xử lý tiếng Việt hiện tại được các trường đại học, viện nghiên cứu và cả một số công ty quan tâm.
Xin cám ơn Bích Ngọc về những chia sẻ hữu ích và chúc bạn thành công!
Một số chủ đề liên quan
Link nội dung: https://uws.edu.vn/lct-la-gi-a32822.html