Được đánh giá là ngành học có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật; ngành Vật lý học được nhiều thí sinh xét tuyển đại học quan tâm. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết xin tổng hợp thông tin về ngành Vật lý học.
1. Tìm hiểu ngành Vật lý học
Vật lý học (tiếng Anh là Physics) là môn khoa học nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Hiểu một cách tổng quát nhất, đó là khoa học nghiên cứu về "vật chất" và "sự tương tác". Cụ thể thì Vật lý là khoa học nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên, từ thang vi mô (các hạt cấu tạo nên vật chất) cho đến thang vĩ mô (các hành tinh, thiên hà và vũ trụ). Đối tượng nghiên cứu chính của vật lý hiện nay bao gồm vật chất, năng lượng, không gian và thời gian.
Chương trình đào tạo ngành Vật lý học trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về vật lý, toán, điện tử - tin học… và các kiến thức chuyên ngành; kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Một số chuyên ngành thuộc Vật lý học là : Vật lý Lý thuyết, Vật lý Hạt nhân, Vật lý Chất rắn, Vật lý Ứng dụng, Vật lý Điện tử, Vật lý Tin học, Vật lý Địa cầu. Vật lý có quan hệ mật thiết với toán học.
2. Chương trình đào tạo ngành Vật lý học
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Vật lý học trong bảng dưới đây.
A
I
1
2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
II
5
Hoá học đại cương
6
7
8
9
10
11
12
Tin học đại cương
III
IV
V
B
VI
13
Cơ học
14
Nhiệt học
15
Điện từ học
16
Quang học
17
Điện kỹ thuật
18
Phương pháp toán lý 1
19
Phương pháp tính
20
21
Xác suất thống kê
22
Vật lý điện tử
23
24
Lịch sử vật lý
VII
25
Thực tập điện kỹ thuật
26
Cơ lý thuyết
27
Phương pháp toán lý 2
28
Thực tập vật lý điện tử
29
Điện động lực học
30
Vật lý chất rắn
31
Vật lý laser
32
Cơ học lượng tử 1
33
Vật lý thống kê
34
Vật lý bán dẫn
35
Thực hành vật lý cơ sở
36
37
Thông tin cáp quang
38
Điện tử ứng dụng
VIII
39
Cơ học lượng tử 2
40
41
42
Vật liệu điện môi
43
Cấu trúc phổ nguyên tử
44
Vật lý phát quang
45
46
Vật lý tính toán
C
47
Thực tập chuyên đề
48
Thực tập tốt nghiệp
D
49
Các học phần thay thế KLTN (đối với sinh viên không làm KLTN)
50
Công nghệ nano
51
Vật liệu học
52
Kỹ thuật siêu âm
53
Quang phổ Laser
54
Vật lý hệ thấp chiều
55
Linh kiện quang điện tử
Theo Đại học Khoa học - Đại học Huế
3. Các khối thi vào ngành Vật lý học
- Mã ngành: 7440102
- Với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục, ngành Vật lý được xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn. Cụ thể là:
A00: Toán - Vật lý - Hoá học
A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Vật lý học
Điểm chuẩn của ngành Vật lý học dao động từ 14 - 21 điểm tùy từng đơn vị tuyển sinh.
5. Các trường đào tạo ngành Vật lý học
Để giúp sĩ tử lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Vật lý học theo từng khu vực dưới đây.
- Khu vực miền Bắc:
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
- Khu vực miền Trung:
Đại học Quy Nhơn
Đại học Quảng Nam
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Đại học Khoa học - Đại học Huế
Đại học Đà Lạt
Đại học Phú Yên
- Khu vực miền Nam:
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm TP. HCM
Đại học Thủ Dầu Một
6. Cơ hội việc làm ngành Vật lý học
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Vật lý học, khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:
Cán bộ kỹ thuật và quản lý ở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình; các đơn vị tư vấn, thiết kế về điện tử, công nghệ viễn thông như Công ty hạ tầng mạng miền trung, Công ty mạng điện thoại Mobifone, Vinafone, Viettel, Công ty VNPT Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam… Công ty truyền tải điện miền trung.
Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến Vật lý và điện tử - viễn thông trong và ngoài nước.
Chuyên viên tư vấn cho khách hàng tại các công ty điện tử, có khả năng tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.
Giảng dạy các học phần thuộc Vật lý và điện tử - viễn thông tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.
Tiếp tục theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ về vật lí, điện tử - viễn thông trong và ngoài nước.
7. Mức lương của ngành Vật lý học
Thu nhập của ngành Vật lý học dao động trong khoảng 5 - 8 triệu. Với những người có kinh nghiệm, mức lương có thể > 9 triệu. Thực tế, mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, vị trí công tác…
8 .Những tố chất phù hợp với ngành Vật lý học
Theo nhận định của những chuyên gia giáo dục, ngành Vật lý học khá kén người học, để theo học ngành học này, bạn cần có một số tố chất sau:
Yêu thích và có thiên hướng với môn vật lý;
Ham học hỏi, tìm tòi và nâng cao kiến thức;
Có khả năng về toán học;
Tư duy phân tích, tiếp cận và giải quyết một cách logic;
Tính cẩn thận và chính xác, tỉ mỉ;
Khả năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã đem đến tin tức hữu ích giúp bạn tìm hiểu thông tin về ngành Vật lý học đầy đủ và chính xác nhất.