Số la mã hay chữ số la mã đều là tên gọi chung của hệ thống chữ số cổ đại, có nguồn gốc từ Roma và dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số này sẽ dựa trên các ký tự Latinh. Vì vậy mà nó có tên là chữ số la mã. Từ thời cổ đại đến trung cổ, số la mã đã được sử dụng rất nhiều và được chỉnh sửa để hoàn thiện như ngày hôm nay.
Ngày nay, số La Mã vẫn được sử dụng phổ biến trong một số lĩnh vực, bao gồm:
Các ký hiệu số la mã rất đa dạng. Trong đó, để tạo thành các số la mã sẽ dựa trên những chữ số cơ bản là I, V, X, L, C, D, M. Sau đây sẽ là bảng số la mã từ 1 đến 1.000:
Cách đọc các số la mã rất đơn giản. Các bậc phụ huynh sẽ dựa vào những ký tự cơ bản để dạy bé đọc các số la mã. Trong đó, có tất cả 7 ký tự cơ bản được trình bày trong bảng chữ số la mã dưới đây:
Quy tắc đọc số La Mã:
Dưới đây là hướng dẫn cách đọc các chữ số la mã từ 1 đến 100000 chi tiết:
Với những số nhỏ: các bạn chỉ cần hướng dẫn bé đọc số theo những thông tin về bảng số được cung cấp ở phần trên. Ví dụ như I - một, II - hai, V la mã - năm, X - mười, XX - hai mươi,...
Với những số lớn: bố mẹ sẽ hướng dẫn con đọc số theo thứ tự từ trái qua phải giá trị của các chữ số, nhóm số giảm dần. Bố mẹ sẽ hướng dẫn các con xác định chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục rồi đến hàng đơn vị. Ví dụ: MMCCLXXXVIII- hai nghìn hai trăm tám mươi tám, MMCCXC - hai nghìn hai trăm chín mươi.
Với những số lớn hơn 4000: Trên đầu số gốc sẽ có dấu gạch ngang - đây là ký hiệu cho phép nhân 1.000. Các số lớn thường không có dạng thống nhất, có khi 2 gạch trên hoặc 1 gạch dưới dùng để chỉ phép nhân 1.000.000.
Số la mã không có số 0.
Về cách viết các số la mã, trước khi tìm hiểu chi tiết xem quy tắc viết những số này như thế nào, mọi người sẽ dành thời gian tìm hiểu về các chữ số cơ bản và nhóm số đặc biệt để tìm ra được quy tắc viết chuẩn. Cụ thể:
7 chữ số cơ bản: I (1), V (5), X (10), L (50), C (100), D (500), M (1.000)
6 nhóm chữ số đặc biệt: IV (4), IX (9), XL (40), XC (90), CD (400) và CM (900)
Dựa trên các số cơ bản và nhóm chữ số này, các quy tắc viết số la mã mọi người cần lưu ý là:
Các chữ số I, X, C, M: không được lặp lại quá 3 lần liên tiếp. Khi lặp lại 2 hoặc 3 lần thì những chữ số này biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.
Các chữ số V, L, D: không được lặp lại quá một lần liên tiếp.
Giá trị các số: Khi tính từ trái qua phải thì giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần.
Quy tắc đứng trước:
I chỉ đứng trước V hoặc X
X chỉ có thể đứng trước L hoặc C
C chỉ có thể đứng trước D hoặc M
Quy tắc cộng: Chữ số thêm vào bên phải luôn là cộng thêm vào số gốc và chữ số thêm sẽ luôn nhỏ hơn hoặc bằng chữ số gốc. Lưu ý, khi thêm, các bạn nhỏ cũng không được thêm 1 số quá 3 lần số.
Quy tắc trừ: Chữ số thêm vào bên trái chữ số gốc luôn là trừ đi. Và điều cần lưu ý là chữ số thêm phía bên trái cũng phải nhỏ hơn chữ số gốc.
Trước đây, khi các chữ số hiện đại chưa ra đời, người ta thường sử dụng số la mã để ghi chép, tính toán và đo lường. Tuy nhiên, hiện nay, với sự có mặt của các số latinh, các số la mã ít được sử dụng hơn.
Đặc biệt, trong toán học cũng như thực tiễn, những ứng dụng của số la mã vẫn được áp dụng rất nhiều. Cụ thể:
Đề mục văn bản, chương sách, thứ tự của các phần trong phim
Các số trên đồng hồ
Tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích
Số thứ tự lãnh đạo hay quốc vương, giáo hoàng
Tên của những người trùng nhau thường sử dụng số la mã để phân biệt
Viết số la mã cho những ngày lễ lớn hay thế kỷ hoặc lịch của Cộng hòa Pháp từ năm I đến năm XIV
Tên gọi các vệ tinh tự nhiên của Mặt Trăng
Để giúp các con học các số la Mã một cách dễ dàng, sau đây sẽ là các dạng bài tập mà bố mẹ nhưng lựa chọn cho con:
Đây là dạng bài tập có sẵn các số la Mã, ký hiệu số la Mã và các bạn nhỏ sẽ đọc những số này theo từng thứ tự có trong đó. Ví dụ, đọc các số la mã X, IC, L,...
Tương tự như vậy toán đọc các số la mã, dạng bài tập đọc giờ với đồng hồ có số la Mã sẽ yêu cầu các bạn nhỏ nhìn số và đọc. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất chính là các con cần phải quan sát vị trí của kim giờ và kim phút để trả lời số giờ và số phút cho đúng.
Dạng bài tập này tương tự như dạng bài tập đọc các số la mã nhưng ngược lại. Tức là bố mẹ sẽ còn không biết là số la mã nào đó.
Ví dụ viết các số sau dưới dạng số la Mã: 7, 15, 30,...
Đây là dạng bài tập mang tính tư duy cao, nó có sự kết hợp với trò chơi nên các bạn nhỏ cực kỳ yêu thích. Với dạng bài tập này, các bạn nhỏ sẽ có sẵn những que diêm.
Và nhiệm vụ của các con lúc này là di chuyển các que diêm, thêm hoặc bớt để tạo thành các số. Ví dụ: Tạo các số sau từ que diêm: 14, 6, 8, 10,...
Đây là dạng bài tập mà các con xem số la mã sau đó phải chuyển chúng về hệ thập phân rồi mới tiến hành so sánh.
Ví dụ: So sánh IV và VII, VIII và X,...
Để giúp bé nâng cao hiệu quả khi học toán nói chung, kiến thức về số la mã nói riêng bố mẹ có thể cho con học cùng với Monkey Math. Đây là một trong những ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh dành cho đối tượng mầm non, tiểu học bám sát hơn 60 chủ đề toán học, trong đó có số la mã để giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn. Bởi vì, Monkey Math ứng dụng phương pháp dạy học tích cực thông qua video, hình ảnh ngộ nghĩnh để trẻ lĩnh hội kiến thức sâu sắc và ghi nhớ tốt hơn. Đi kèm với đó Monkey Math cung cấp hơn 10.000 hoạt động tương tác như trò chơi, giải đố,... để giúp trẻ vừa được học vừa được chơi một cách hiệu quả, kích thích tư duy sáng tạo và hứng thú khi học toán tốt hơn.
Tải Monkey Math miễn phí cho điện thoại Android
Tải Monkey Math miễn phí cho điện thoại iOS
Bố mẹ có thể tham khảo một vài bài tập sau và cho các con luyện tập tại nhà để học số la mã hiệu quả hơn:
Đọc các số la mã sau:
IV, VIII, XIX, XXV, XXXI, IX
→ Đáp án: 4, 7, 19, 25, 31, 9
Viết các số sau thành số la mã:
5, 8, 6, 9, 40
→ Đáp án V, VIII, VI, IX, XL
Viết các số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
VII, III, IX, XIV, IV, IL
→ Đáp án:
III, IV, VII, IX, XIV, IL
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
→ Đáp án:
Đồng hồ 1: 12 giờ kém 5 phút (11 giờ 55 phút)
Đồng hồ 2: 12 giờ 15 phút
Đồng hồ 3: 3 giờ
Thực hiện các phép tính sau:
a. VI + IX
b. X - II
c. IL - X
d. V + XV
→ Đáp án:
a. XV
b. VIII
c. III
d. XX
Đọc các số la mã sau:
a. IC
b. VI
c. XV
d. XXXII
→ Đáp án:
a. Chín mươi chín
b. Sáu
c. Mười lăm
d. Ba mươi hai
So sánh các số la mã sau:
a. IV … VI
b. IX … IC
d. XV … VIII
d. VI … X
→ Đáp án:
a. IV < VI
b. IX < IC
c. XV > VIII
d. VI < X
Viết các số lẻ trong phạm vi 10 bằng số la mã
→ Đáp án: I, III, V, VII, IX
Viết số la mã ngược với số IX
→ Đáp án XI
Viết các số la mã từ 11 đến 20
→ Đáp án: XI, XII, XIII, XIV, XV, XVI, XVII, XVIII, XIX, XX
Viết các số chẵn từ 21 đến 30 bằng số la mã
→ Đáp án: XXII, XXIV, XXVI, XXVIII, XXX
Xem thêm: Vì sao không có số la mã 0? Câu trả lời khiến mọi người bất ngờ
Khi bé học các số la mã, bố mẹ cần nhắc con lưu ý đến những vấn đề sau để có thể học số hiệu quả hơn:
Đọc các số từ 1 đến 20 thành thạo: Khi các con học thuộc được các chữ số cơ bản, bố mẹ cần cho bé đọc thành thạo các số trong phạm vi 20. Mục đích là để giúp con quen với các mặt số và quen với quy tắc tạo số la mã. Dần dần, bé có thể áp dụng và viết các số la mã lớn hơn.
Phân biệt rõ các kí tự để tránh nhầm lẫn: Các bạn nhỏ có thể sẽ bị nhầm lẫn vì cách viết các số la mã có đôi chút “phức tạp”. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần nhắc nhở con phải phân biệt rõ các ký tự để tránh nhầm lẫn.
Nắm chắc quy tắc viết chữ số và thêm, bớt giá trị: Quy tắc viết số la mã rất quan trọng. Bố mẹ cần nhắc nhở các bé phải nắm chắc nguyên tắc này. Có như vậy thì các con mới có thể không viết sai, viết nhầm số la mã.
Giờ đây các bậc phụ huynh đã biết nên cho bé học các số la mã như thế nào cho hiệu quả chưa? Hy vọng từ những chia sẻ này, các bạn nhỏ có thể nắm vững các thông tin, kiến thức về số la mã để làm bài tập thành thạo nhất.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/m-la-ma-la-bao-nhieu-a32225.html