1.Nguồn gốc lịch sử:
Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu
2.Phân bố địa lý:
Người Hoa thiên di vào cả miền bắc và miền nam Việt Nam từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường, trong những thời gian khác nhau, kéo dài suốt từ thời kỳ bắc thuộc cho đến năm 1954. Việc hình thành vĩ tuyến 17 (năm 1954) chia cắt hai miền của Việt Nam với những thể chế chính trị khác nhau, lịch sử đã chứng kiến khoảng 40.000-45.000 người Hoa rời miền bắc Việt Nam di cư vào miền nam.
Địa bàn sống chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng.
3.Dân số, ngôn ngữ:
* Dân số:
Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 749.466 người, trong đó, có 389.651 nam, 359.815 nữ. Số hộ dân cư gồm 241.822 hộ. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 30,3%.
* Ngôn ngữ:
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán-Tạng)
Đời sống của dân tộc Hoa là sự kết hợp của văn hóa Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: Báo Dân tộc)4.Đặc điểm chính:
Thực phẩm: Lương thực chính là gạo, nhưng trong bữa ăn thường có các loại như mì xào, hủ tiếu... Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại...
Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại thuốc mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng".
Trang phục: Phụ nữ mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám" may dài, ôm ngang hông, xẻ tà dưới phần đùi. Màu sắc phần lớn là màu hồng hoặc đỏ, cùng với các màu đậm.
Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng. (Ảnh: Thành Đạt)
Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng. (Ảnh: Thành Đạt)
Người Hoa thường tự may trang phục tại nhà, họ ưa chuộng hoa văn thổ cẩm và màu sắc tươi sáng. (Ảnh: Thành Đạt)
Ðàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi.
Phụ nữ thích dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay (bằng đồng, vàng, đá, ngọc...), bông tai, dây chuyền...
Ðàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.
Nhà ở đây thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu. Vật liệu xây nhà thường là gỗ, gạch mộc. Ngói lợp bằng tôn (nếu nhà có điều kiện) hoặc quế, lá tre, phên nứa. (Ảnh: Báo Dân tộc)Nơi ở: Người làm nghề nông thường sống thành thôn, làng xóm. Làng thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ.
Ở thành thị họ sống tập trung trong các khu phố riêng.
Nhà cửa thường có 3 loại: nhà 3 gian hai chái, nhà chữ Môn và chữ Khẩu; thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay là quế, lá tre, phên lứa...
Quan hệ xã hội: Gia đình nhỏ phụ quyền. Quan hệ cộng đồng còn mạnh mặc dù đã xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo. Trong mỗi làng bản, vị trí của người tộc trưởng của dòng họ lớn nhất được đề cao và có vai trò lớn trong việc giải quyết các quan hệ làng xóm.
Người Ngái nhận họ và phân biệt chi ngành qua hệ thống tên đệm. Họ vợ, một đại diện chính là ông cậu (khảo), có vai trò quan trọng trong quan hệ thân tộc. Mặc dù vậy dòng họ Ngái vẫn mang tính huyết thống dòng cha.
Khu vực bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm nhất trong nhà người Hoa, có màu đỏ là chủ đạo, bài trí thêm nhiều giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên. (Ảnh: Báo Dân tộc) Ngoài bàn thờ lớn chính giữa thì người Hoa còn có kệ thờ nhỏ bên cạnh, đặt trên đó 1 bát hương và 3 chén nước. (Ảnh: Báo Dân tộc)Thờ cúng: Nổi bật trong các tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tổ tiên, gia tộc, dòng họ, thờ cúng các vị thần phù hộ (thần bếp, thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh và bồ tát (Quan Công, bà Thiên Hậu, ông Bổn, Nam Hải Quan Âm...)
Chùa miếu của người Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hội lễ.
Chữ viết: Chữ Hán được dạy và học trong các trường phổ thông.
Văn nghệ: Sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa có nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị, nguyệt...), chập chõa Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền thống mang tính nghiệp dư đã có từ lâu là các "nhạc xã".
5.Điều kiện kinh tế:
Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán...
Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như: gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai), làm giấy súc, làm nhang (Thành phố Hồ Chí Minh)...
Một bộ phận người Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ "tín".
Link nội dung: https://uws.edu.vn/nguoi-hoa-noi-tieng-gi-a32103.html