Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Virus H5N1 có thể gây ra bệnh cúm A H5N1 nặng với tỷ lệ tử vong cao. Với khả năng tiến triển nhanh, H5N1 có thể dễ dàng gây ra các đợt dịch cúm lớn nếu không kiểm soát chặt chẽ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Trần Vũ Minh Phát Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

cúm a h5n1

H5N1 là gì?

H5N1 là một loại virus cúm A có khả năng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm, chính vì thế mà H5N1 còn có tên là cúm gia cầm. Cúm A H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Khi bị nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 60%. (1)

H5N1 có những đặc điểm đáng chú ý như:

Xem thêm: Cúm A H5 là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa.

virus cúm a h5n1
Virus H5N1 có tính biến dị nhanh và sinh bệnh cao

Triệu chứng cúm A H5N1 ở người

Khi bị nhiễm cúm A H5N1, các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm sốt cao trên 38 độ, ho, đau rát họng, đau cơ… Ở một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng ban đầu như đau bụng, đau ngực, nôn ói hoặc tiêu chảy.

Tình trạng nhiễm trùng virus có nguy cơ cao tiến triển nhanh thành các bệnh hô hấp nguy hiểm (như Hội chứng rối loạn hô hấp cấp tính - bị khó thở, thở gấp, viêm phổi) hay có những tác động thần kinh (co giật, xuất hiện các trạng thái tâm thần bất thường,…). (2)

Cúm A H5N1 lây qua đường nào?

Virus H5N1 có thể lây nhiễm và phát bệnh ở người khi chúng ta có tiếp xúc với gia cầm mang bệnh mà không có biện pháp bảo vệ. Đường lây nhiễm từ người sang người là rất hiếm. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Hoa Kỳ, có một số việc làm có thể khiến chúng ta nhiễm bệnh như:

đường lây của cúm a h5n1
Chế biến gia cầm nhiễm virus là một trong những đường lây H5N1

Cúm A H5N1 có nguy hiểm không?

Với nguy cơ gây tử vong chiếm đến 60%, cúm A H5N1 là mối nguy sức khỏe mà chúng ta không được mất cảnh giác. Tình trạng cúm có thể tiến triển nhanh dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu kết mạc, tổn thương hệ hô hấp (bội nhiễm phế quản - phổi, viêm phổi, bội nhiễm tai mũi họng), hệ thần kinh (phù não, viêm màng não lympho); gây suy đa tạng, suy giảm hệ miễn dịch cùng các tình trạng sức khỏe khác như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đông máu nội mạch rải rác,…

Các giai đoạn phát triển của bệnh cúm A H5N1

Bệnh cúm A H5N1 có 3 giai đoạn phát triển:

Cách chẩn đoán bệnh cúm A H5N1

Xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán nhiễm virus H5N1. Các loại bệnh phẩm được mang đi xét nghiệm bao gồm máu tĩnh mạch, dịch mũi/họng, dịch hút phế quản, mẫu sinh thiết phổi, phế quản hoặc mô phổi sau tử vong.

Các phương pháp thông dụng hiện nay bao gồm: (3)

xét nghiệm chẩn đoán cúm a h5n1
Cúm A H5N1 được phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán bệnh phẩm

Cách điều trị cúm A H5N1

Khi phát hiện nhiễm bệnh cúm H5N1, người bệnh cần nhanh chóng được chăm sóc y tế và điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt trong 48 giờ từ khi khởi phát dấu hiệu để hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng. Trong mọi trường hợp, thuốc kháng virus oseltamivir (Tamiflu) thường được sử dụng bởi thuốc này có khả năng giúp giảm mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó giảm nguy cơ tử vong. Nếu không có hoặc không đáp ứng Tamiflu thì có thể dùng zanamivir (Relenza) để điều trị H5N1 ở người.

Với các triệu chứng như sốt cao, ho có đờm, đau khớp,… người bệnh sẽ dùng thêm thuốc theo chỉ định bác sĩ như thuốc hạ sốt, chống viêm corticosteroid, kháng sinh.

Ở mức độ bệnh có thể điều trị tại nhà, một số việc làm dưới đây sẽ hỗ trợ người bệnh rút ngắn thời gian nhiễm bệnh hơn.

Cách phòng ngừa cúm A H5N1

Hiện tại vaccine phòng ngừa cúm A H5N1 vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa phổ biến rộng rãi. Cả thuốc đặc trị hay phòng ngừa vẫn đang được nghiên cứu. Do đó để phòng ngừa H5N1, chúng ta cần tập trung vào các yếu tố sau:

Câu hỏi thường gặp về cúm A H5N1

Ai có nguy cơ bị cúm A H5N1?

Đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm cúm A H5N1 chủ yếu giới hạn ở những người có tiếp xúc gần và thường xuyên với gia cầm/ chất thải gia cầm mang virus. Trong trường hợp này trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn. Ngoài ra những người đi du lịch tới các quốc gia đang bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 cũng có thể nhiễm bệnh.

Một tỷ lệ rất nhỏ khác là người chung sống chung trong gia đình có thành viên đang nhiễm H5N1. Đây là lý do vì sao việc phát hiện và điều trị sớm cho người bệnh cũng như khoanh vùng các mối liên hệ gần để kiểm soát là điều rất quan trọng.

Bệnh cúm A H5N1 có thể lây từ người sang người không?

Các ca nhiễm H5N1 lây nhiễm từ người sang người là rất hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Trường hợp lây nhiễm từ người sang người được nhắc tới đầu tiên vào năm 1997 sau đợt dịch bùng phát tại Hồng Kông. (4)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào có các dấu hiệu cảnh báo nhiễm cúm H5N1 như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi,… thì bạn đều nên tới bác sĩ để chẩn đoán có thật sự bị nhiễm cúm A hay không. Nếu bị bệnh thì việc phát hiện sớm như thế này sẽ giúp việc điều trị, theo dõi và chăm sóc hiệu quả hơn; nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc nguy hiểm tới tính mạng cũng giảm đáng kể.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

Với tình trạng chưa có vaccine phòng ngừa thì cúm a H5N1 vẫn đang là mối đe dọa không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng. Giữ gìn vệ sinh và nâng cao sức khỏe; cẩn trọng trong ăn uống và tiếp xúc với gia cầm là những biện pháp giúp bảo vệ bản thân và cộng đồng hiệu quả. Quan trọng hơn khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan tới sốt và ho thì cần tiến hành kiểm tra sức khỏe sớm để có thể phát hiện bệnh kịp thời nếu nhiễm virus.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/cum-a-h5n1-a31117.html