SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

Bệnh chàm Eczema xuất hiện với các triệu chứng điển hình như ngứa, nổi mụn nước hoặc mẩn đỏ,… Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh.

Bệnh chàm Eczema là gì?

Bệnh chàm Eczema là bệnh ngứa da điển hình với triệu chứng viêm đỏ, ngứa da. Bệnh hình thành chủ yếu là do yếu tố nội sinh và ngoại sinh gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến ở trẻ em.

Bệnh chàm có xu hướng bùng phát định kỳ. Đặc biệt, bệnh có thể kéo dài và phát triển thành mãn tính. Mặc dù chưa có cách điều trị hoàn toàn bệnh nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách thăm khám và chữa trị theo lời khuyên của chuyên gia y khoa.

Bệnh chàm Eczema
Bệnh chàm Eczema ở khuỷu tay

Phân loại bệnh chàm Eczema

Bệnh chàm Eczema có rất nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

Mỗi loại chàm Eczema thường gây ra các triệu chứng khác nhau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, bệnh rất khó tự chẩn đoán nếu không có kiến thức chuyên khoa. Vì vậy, người bệnh cần đặt lịch hẹn khám khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nghi mắc bệnh chàm.

Nguyên nhân gây bệnh chàm Eczema

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, nguyên nhân gây chàm cho đến nay vẫn chưa xác định cụ thể. Tuy nhiên, họ cho biết, sự phát triển của bệnh có thể là do sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những đứa trẻ có bố mẹ mắc bệnh chàm thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh này khá cao (chiếm 81%). Ngoài ra, nếu cha mẹ mắc bệnh lý dị ứng khác liên quan đến hệ miễn dịch như hen suyễn, viêm da cơ địa hoặc viêm mũi dị ứng, khả năng con bị bệnh chàm thường ở tỷ lệ phần trăm cao.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm cao:

Triệu chứng bệnh chàm Eczema

Tùy vào độ tuổi mắc bệnh và loại chàm mắc phải mà triệu chứng nhận biết bệnh ở mỗi người thường không giống nhau. Ở một số đối tượng, bệnh xuất hiện với biểu hiện ngứa ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, triệu chứng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn gây đau nhức cơ, ớn lạnh, sốt hoặc mệt mỏi, thậm chí gây nhiễm trùng da. Vì vậy, để điều trị bệnh dứt điểm và ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần tìm hiểu rõ dấu hiệu nhận biết bệnh ở từng giai đoạn.

Triệu chứng nhận biết bệnh qua từng giai đoạn như:

Triệu chứng ngứa do chàm gây ra có thể xuất hiện xuyên suốt trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn mà người bệnh cảm thấy ngứa ít hay ngứa dữ dội.

Triệu chứng bệnh chàm Eczema ở người lớn

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm Eczema ở người lớn và trẻ em thường không giống nhau. Do đó, người bệnh có thể nhận biết biểu hiện bệnh ở người lớn qua các dấu hiệu sau:

Triệu chứng bệnh chàm Eczema ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và vị trí xuất hiện chàm ở mỗi độ tuổi thường không giống nhau. Chẳng hạn:

Bệnh chàm Eczema có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, đây là căn bệnh mãn tính, có tính tái phát. Vì vậy, nếu không được chữa trị ngay từ đầu, bệnh có thể gây các biến chứng sau:

Ngoài các biến chứng này, bệnh chàm còn gây ảnh hưởng đến tâm lý khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm trong giao tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và làm việc.

Điều trị bệnh chàm Eczema

Để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh chàm Eczema tái phát, bệnh nhân cần điều trị bệnh theo các nguyên tắc sau đây:

Bên cạnh đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

1. Chữa bệnh chàm Eczema bằng thuốc

Thuốc Tây có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng ngứa, nổi mẩn đỏ trên da. Để điều trị bệnh, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân sau đây.

+ Điều trị tại chỗ bệnh chàm Eczema bằng thoa thuốc kháng viêm

Một số loại thuốc kháng viêm dùng dưới dạng bôi ngoài thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh chàm như:

Bệnh chàm
Điều trị bệnh chàm Eczema ở lòng bàn tay bằng thuốc kháng viêm bôi ngoài da

+ Điều trị toàn thân bệnh Eczema

Điều trị toàn thân chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, kháng trị thuốc hoặc xuất hiện biến chứng. Bệnh nhân có thể điều trị hỗ trợ và ngăn ngừa biến chứng bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch sau:

Ngoài các loại thuốc ức chế miễn dịch nêu trên, thuốc Corticosteroid đường uống cũng được chỉ định nhằm giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, thuốc được dùng trong trường hợp chàm nặng, gây tổn thương da với diện tích lớn trên 20%. Liều dùng 40 mg/ ngày, sử dụng trong 1 tuần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể điều trị kết hợp giữa các loại thuốc nêu trên với thuốc kháng histamine, giúp ngăn ngừa triệu chứng ngứa, khó chịu trên da.

Mặt khác, ở một số trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc, nhân viên y tế có thể đề nghị bệnh nhân điều trị bằng các biện pháp sau:

+ Điều trị bệnh chàm có biến chứng

Trong trường hợp bệnh gây biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dùng dưới hình thức bôi ngoài da hoặc uống cho bệnh nhân sử dụng. Một số loại thuốc kháng nấm hoặc kháng nấm sẽ được chỉ định dùng ở những đối tượng mắc bệnh chàm với biến chứng nhiễm vi rút, nấm,… Tùy thuộc vào từng loại biến chứng xuất hiện, nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp khắc phục phù hợp.

2. Điều trị bệnh chàm bằng biện pháp tự nhiên

Các biện pháp điều trị chàm bằng tự nhiên không có tác dụng chữa khỏi bệnh nhưng chúng có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa và khô da. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau:

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm Eczema

Người bệnh có thể áp dụng các gợi ý sau đây để phòng bệnh chàm tái phát:

Bệnh chàm Eczema có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Đặc biệt, bệnh thường xuyên tái phát và gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, người bệnh cần điều trị và chăm sóc bệnh tại nhà theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/benh-tram-a31037.html