Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo dân gian

Ngải cứu là loại dược liệu có công dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất lành tính, an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Thành phần hoạt chất bên trong ngải cứu sẽ có tác dụng chống viêm giúp giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn các cách điều trị thoát vị đĩa đệm giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá ngải cứu có công dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất an toàn và hiệu quả

Công dụng của lá ngải cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bên trong cột sống bị trượt và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Chúng gây chèn ép lên ống sống và các rễ thần kinh xung quanh, đôi khi là làm rách vòng sợi bao ở bên ngoài hình thành nên các cơn đau nhức rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng tại nhà, vậy cách điều trị bệnh này có thực sự mang lại hiệu quả không?

Ngải cứu còn được biết với cái tên khác là ngải diệp, linh li. Đây là loại cây rất dễ sống, chúng được trồng khá phổ biến dùng để làm thực phẩm và làm thuốc để điều trị bệnh. Từ xưa ông bà ta đã biết tận dụng loại dược liệu này để điều trị nhiều bệnh như thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt, cảm cúm,... Ngoài ra, loại dược liệu này còn được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh lý về xương khớp có thể kể đến như thoát vi đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống,...

Dùng ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm là bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là dược liệu có tính ấm và vị đắng, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, trong ngải cứu có chứa rất nhiều thành phần hóa học có đặc tính sinh học cao như các flavonoid, absinthin, anabsinthine, dehydro matricaria este, cinelo, tinh dầu,... Các hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau nhức rất nhanh chóng, thích hợp khi sử dụng để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chính vì những công dụng hữu ích ở trên mà ngải cứu được rất nhiều người ưu tiên lựa chọn sử dụng để điều trị bệnh, nhằm đẩy lùi tình trạng đau nhức và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cần phải áp dụng đúng cách và kiên trì trong thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

Hướng dẫn sử dụng ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm

Người bệnh có thể sử dụng lá ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm bằng rất nhiều cách khác nhau như điều chế thành bài thuốc uống, chườm nóng, đắp hoặc ngâm chân. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất bạn có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với nhiều dược liệu khác như mật ong, giấm gạo, muối, vỏ bưởi,... Dưới đây là các cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Chườm lá ngải cứu sao nóng giảm đau nhức

Sử dụng lá ngải cứu sao nóng với muối để chườm lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm sẽ có tác dụng cắt đứt cơn đau một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

- Nguyên liệu:

+ 1 bó ngải cứu

+ Một nắm muối hạt

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu nhặt sạch, bỏ phần héo úa sâu bệnh rồi đem rửa với nước, sau đó vớt ra để cho ráo.

+ Cho lá ngải cứu vào chảo sao nóng cùng với một ít muối hạt, đỗ hỗn hợp ra khăn mỏng và sử dụng để đắp lên lưng.

+ Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức và người bệnh có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm lá ngải cứu sao với muối hạt

Uống hỗn hợp ngải cứu và mật ong chữa bệnh

Bạn có thể uống nước ngải cứu pha với mật ong để hỗ trợ cải thiện bệnh từ bên trong. Thành phần dưỡng chất dồi dào bên trong mật ong sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, ngăn chặn các gốc tự do gây hại tấn công vào đĩa đệm khiến bệnh phát triển nặng hơn.

- Nguyên liệu:

+ 1 bó ngải cứu tươi

+ 2 muỗng cà phê mật ong

+ 1/2 muỗng muối

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu đem nhặt bỏ phần héo úa, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn.

+ Sau 15 phút vớt lá ngải cứu ra để cho ráo nước, dùng dao thái nhỏ dược liệu rồi cho vào máy xay nhuyễn.

+ Lấy một ít muối pha với nước ấm cho vào ngải cứu xay nhuyễn để vắt lấy nước, bỏ phần bã.

+ Cho hai muỗng mật ong vào hỗn hợp rồi dùng thìa trộn đều, chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau sử dụng để uống trong ngày.

+ Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.

Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu

Dùng lá ngải cứu nấu nước ngâm chân mỗi ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng làm thư giãn thần kinh, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể, từ đó giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Bạn có thể nấu nước lá ngải cứu nấu nước ngâm chân mỗi ngày hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn dưới đây:

- Nguyên liệu:

+ 1 bó ngải cứu tươi

+ 2 thìa muối biển

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu đem nhặt bỏ phần hư rồi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn.

+ Sau đó cho ngải cứu vào nồi cùng với 2 lít nước, đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút để hoạt chất trong dược liệu hòa tan vào nước.

+ Sau đó cho muối vào khuấy đều cho tan hết rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu đợi cho nguội bớt rồi sử dụng để ngâm chân trong khoảng 15 phút.

+ Áp dụng cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, thực hiện đều đặn từ 2 - 3 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu hỗ trợ điều trị bệnh và thư giãn thần kinh

Chườm ngải cứu và giấm gạo để chữa bệnh

Giấm gạo cũng là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tốt. Khi người bệnh sử dụng kết hợp giấm gạo và ngải cứu điều chế thành bài thuốc xoa để điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo và làm theo:

- Nguyên liệu:

+ 300 gram ngải cứu tươi

+ 200ml giấm gạo

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu đem đi rửa sạch lớp bụi bẩn bám quanh rồi cho vào cối giã nát.

+ Đổ phần ngải cứu đã giã nát vào nồi trộn đều với lượng giấm gạo đã chuẩn bị.

+ Sau đó bắc nồi lên bếp đun cho nóng lên rồi cho ra một chiếc khăn mỏng.

+ Bọc khăn lại sử dụng để xoa nhẹ nhàng lên vùng cột sống bị đau nhức trong khoảng 15 phút.

+ Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau 2 - 3 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và rượu trắng

Sử dụng ngải cứu kết hợp với rượu trắng để điều trị thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả. Bạn có thể tiến hành theo hướng dẫn dưới đây:

- Nguyên liệu:

+ 1 bó ngải cứu tươi

+ Rượu trắng

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu đem nhặt lấy phần ngọn non, rửa sạch với nước rồi cho vào cối giã nát, sau đó cho rượu trắng vào trộn đều lên.

+ Cho hỗn hợp trên vào nồi đun cho nóng lên, sau đó đỗ tất cả ra khăn sạch, bọc lại rồi sử dụng để chườm lên vị trí đau nhức khoảng 15 phút.

+ Khi hỗn hợp nguội thì cho vào nồi đun nóng lên rồi tiếp tục chườm, áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Dùng kết hợp ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách dùng kết hợp ngải cứu, vỏ chanh và vỏ bưởi

- Nguyên liệu:

+ 200 gram ngải cứu khô

+ 1 kg vỏ chanh khô

+ Vỏ bưởi khô của 2 trái bưởi

+ 2 lít rượu trắng

- Cách thực hiện:

+ Các loại dược liệu ở trên đem rửa sạch để cho ráo nước rồi dùng dao thái nhỏ.

+ Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chảo sao đến khi ngả vàng thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh sạch.

+ Đổ phần rượu trắng đã chuẩn bị vào lọ, đậy kín nắp và bảo quản bình ở nơi khô ráo, ngâm trong 30 ngày là có thể lấy ra dùng.

+ Mỗi lần sử dụng lấy một ly rượu nhỏ khoảng 20ml ra uống, áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày các triệu chứng của bệnh sẽ dần thuyên giảm.

Sử dụng lá ngải cứu trong bữa ăn

Ngoài các cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu ở trên, bạn cũng có thể kết hợp bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống hàng ngày để có thể hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong. Bạn có thể sử dụng chúng để ăn sống kèm với thức ăn hoặc chế biến chúng thành một số món ăn bổ dưỡng để sử dụng. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ lá ngải cứu bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

Canh ngải cứu nấu thịt heo nạc

- Nguyên liệu: 1 bó rau ngải cứu tươi, 100 gram thịt heo nạc, gia vị vừa đủ

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu đem nhặt lấy phần ngọn non, đem rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo.

+ Thịt heo đem rửa sạch, thái thành lát nhỏ, đem băm nhuyễn rồi ướp với một ít gia vị.

+ Hành tím lột bỏ phần vỏ bên ngoài, thái lát mỏng rồi cho vào nồi phi thơm với dầu.

+ Sau đó cho thịt vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ nước vào.

+ Đậy kín nắp nồi đun đến khi nước sôi lên thì cho lá ngải cứu vào nấu.

+ Nấu đến khi nước sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

+ Sử dụng món ăn khi còn nóng chung với cơm để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.

Trứng rán với ngải cứu

Trứng rán ngải cứu là món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

- Nguyên liệu: 4 quả trứng gà, 200 gram lá ngải cứu tươi, gia vị vừa đủ

- Cách thực hiện:

+ Ngải cứu đem rửa sạch, vớt ra để ráo rồi dùng dao thái nhỏ thành sợi.

+ Trứng gà đập ra tô, cho một ít gia vị ngải cứu và hành tím băm nhỏ vào đánh đều lên.

+ Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào rồi đun đến khi nóng lên.

+ Sau đó đổ hỗn hợp trứng gà và ngải cứu vào, trán đều khắp mặt chảo chiên đến khi chín đều thì tắt bếp.

+ Cho trứng ra đĩa, sử dụng món ăn cùng với cơm khi còn nóng.

Một số lưu ý khi điều trị thoát vị địa đệm bằng ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu rất dễ kiếm xung quanh nhà, khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh sẽ rất an toàn đối với sức khỏe, dễ thực hiện và giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị. Tuy nhiên khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu người bệnh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây:

- Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là bài thuốc dân gian nên hiệu quả đem lại rất chậm, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách từ từ và phát huy công dụng.

Bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giúp đẩy lùi cơn đau để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Còn đối với những trường hợp bệnh nặng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp.

- Khi sử dụng lá ngải cứu để điều chế thành các bài thuốc ngâm, đắp và chườm điều trị bệnh, bạn cần phải chú ý đến nhiệt độ để tránh gây bỏng da.

- Dùng lá ngải cứu điều trị bệnh bằng cách ăn và uống thì bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ từ 3 - 5 gram. Không nên quá lạm dụng hoặc sử dụng với liều lượng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc và gây ra các triệu chứng như buồn nôn, rối loạn nhịp tim, co thắt chuột,... Thành phần hoạt chất bên trong ngải cứu nếu tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị co giật.

- Không sử dụng ngải cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cho những người mắc bệnh lý về gan thận, người dị ứng với thành phần hoạt chất bên trong dược liệu, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý để quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng tốt với xương khớp, tránh xa đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích,...

- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách, ngồi làm việc đúng tư thế,hạn chế vận động mạnh gây tổn thương đến cột sống,...

- Sau thời gian dài áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu mà tình trạng bệnh vẫn không có tiến triển tốt thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị tích cực.

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám và phác đồ điều trị tích cực

Trên đây là các cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, để quá trình điều trị bệnh đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả thì người bệnh nên hỏi ý kiến chuyên gia về cách dùng và liều lượng thích hợp trước khi thực hiện.

NGUỒN: https://vcep.vn

Link nội dung: https://uws.edu.vn/chua-dau-lung-bang-ngai-cuu-a31015.html