Truyền hóa chất là phương pháp điều trị ung thư truyền thống, khá phổ biến và có thể mang lại hiệu quả. Có nhiều câu hỏi xoay quanh phương pháp này, trong đó bệnh nhân và người nhà thường băn khoăn không biết truyền hóa chất có phải cách ly không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Truyền hóa chất hay hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, hoặc ngăn ngừa tế bào ung thư tăng sinh, xâm lấn sang cơ quan lân cận.
Truyền hóa chất là phương pháp điều trị toàn thân, nên có thể tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh. Do đó, truyền hóa chất thường gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chán ăn, rụng tóc, vàng da, cơ thể mệt mỏi…
Một vài người có thể lo lắng bệnh nhân sau khi truyền hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe người thân nếu tiếp xúc gần. Vậy điều này có đúng không?
Với câu hỏi hóa trị có phải cách ly không thì câu trả lời là không. Sau khi hóa trị, hóa chất chỉ ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân, không tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến những người tiếp xúc gần.
Tuy nhiên, sau khi truyền hóa chất, bệnh nhân ung thư nên hạn chế tiếp xúc nơi công cộng hoặc khu vực tiềm ẩn các loại virus, vi khuẩn… Vì giai đoạn này, hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư bị suy yếu, nên rất dễ nhiễm trùng.
Bên cạnh câu hỏi hóa trị có cần cách ly không, thì nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không. Do đó, chúng ta sẽ cùng giải đáp thêm vấn đề này.
Tiếp xúc với người xạ trị có sao không? Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không? Bệnh nhân được tiến hành xạ trị ngoài hoặc xạ trị trong nạp nguồn sau sẽ không mang phóng xạ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Ngược lại, bệnh nhân điều trị bằng dược chất phóng xạ sẽ trở thành nguồn phóng xạ cho người khác.
Từ ảnh hưởng của từng phương pháp xạ trị đối với người xung quanh, chúng ta có thể trả lời câu hỏi người xạ trị có cần cách ly không như sau: Người xạ trị ngoài hoặc xạ trị nạp nguồn có thể tiếp xúc với người khác một cách bình thường. Người uống dược chất xạ trị thì cần cách ly để tránh phóng xạ cho người thân.
Uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày? Thời gian cách ly phụ thuộc loại thuốc và liều lượng mà bệnh nhân uống. Ví dụ như điều trị ung thư tuyến giáp bằng Iod phóng xạ cần giữ khoảng cách với người xung quanh tối thiểu 1 - 2m. Tốt nhất bệnh nhân nên ở phòng riêng 3 đến 7 ngày tùy theo liều lượng thuốc điều trị.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi truyền hóa chất là việc làm cần đặc biệt chú ý. Nếu được chăm sóc tốt bệnh nhân sẽ phục hồi và thải độc nhanh.
Dưới đây là một số việc nên làm sau khi bệnh nhân ung thư truyền hóa chất:
Qua đây, chúng ta đã biết câu trả lời cho câu hỏi truyền hóa chất có phải cách ly không, đồng thời có thêm kiến thức để chăm sóc bệnh nhân sau khi hóa trị. Nếu bà con cô bác cần tư vấn kỹ hơn về ung thư và các bệnh lý liên quan, vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 6527 của Thế giới Fucoidan để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/nguoi-truyen-hoa-chat-co-phai-cach-ly-khong-a30565.html