Khi bị vết thương không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Với vết thương nói chung, chúng ta nên ăn uống đầy đủ tất cả các chất, đặc biệt là protein và vitamin để nâng cao thể trạng giúp vết thương mau liền. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, đối với những vết thương đòi hỏi yêu cầu thẩm mỹ cao khi liền sẹo, nhất là vết thương vùng mặt, ta nên kiêng một số thực phẩm.
Rau muống có tính mát, vị ngọt, ngoài ra theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Tuy nhiên khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống. Rau muống thúc đẩy mạnh quá trình tái sinh tế bào, tăng sinh mạnh mẽ collagen. Điều này khiến cho tình trạng tái tạo thừa da và đùn lên - hình thành sẹo lồi.
Theo kinh nghiệm từ dân gian, vết thương đang lên da non thì không nên ăn thịt gà. Vì ăn thịt gà sẽ làm vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành hơn.
Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất, giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. Tuy nhiên khi vết thương đang lên da non thì không nên ăn. Thịt bò khiến vết thương sậm màu hơn và làm thành sẹo thâm.
Đồ nếp là loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn loại thực phẩm này làm cho vết thương có hiện tượng sưng, mưng mủ làm cho vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da.
Theo Đông y thì thịt chó có tính nóng và không tốt cho ai có vết thương hở. Khi da đang trong qua trình hình thành ăn thịt chó dễ hình thành sẹo lồi do da mới bị cứng và sần hơn.
Vết thương đang liền có đặc điểm rất nhẹ cảm với các chất gây dị ứng. Hải sản là nhóm thực phẩm có tỷ lệ dị ứng cao với nhiều người. Ăn vào thời điểm này có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại chính vết thương, dễ viêm nhiễm dẫn tới sẹo xấu hơn.
Trứng cũng chứa rất nhiều protein và vitamin giúp vết thương mau lành. Tuy nhiêu ăn trứng có thể khiến vùng da sau khi lành vết thương có màu trắng hơn bình thường, loang lổ màu da gây mất thẩm mỹ.
Đây là những thực phẩm sẽ khiến vết thương của bạn mưng mủ, lâu lành hơn.
Vết thương hở không nên ăn gì, trong thời gian bao lâu? Thực tế, việc kiêng một số thực phẩm khi có vết thương hở gây ra rất nhiều bất tiện. Nhiều người phải hạn chế các món ăn yêu thích hoặc cảm thấy khó khăn trong việc lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, thời gian ăn kiêng cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Tùy theo cơ địa và mức độ nhiễm trùng của mỗi người mà thời gian kiêng những thực phẩm trên có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày, thậm chí là nhiều hơn. Đây là thời gian cần thiết để xây dựng lại các mô bị tổn thương mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường với các dấu hiệu như miệng vết thương liền dần, xuất hiện lớp vảy khô.
Để vết thương nhanh lành, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh và chăm sóc vết thương hàng ngày. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, bổ sung đầy đủ nước và vitamin C.
>> Xem thêm: Ăn gì cho vết thương mau lành?
Ngoài chế độ dinh dưỡng trên bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi trị sẹo ngoài da như Gel Dermatix Ultra 15G giúp mờ sẹo và liền vết thương nhanh hơn.
Việc đột ngột cắt giảm các chất dinh dưỡng khỏi chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến cơ thể bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra lại vết thương và hỏi ý kiến vết thương hở kiêng ăn gì, nên ăn gì. Mặc dù kiêng một số món ăn giúp vết thương mau lành nhưng đừng kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất. Để đảm bảo sức khoẻ, song song với việc kiêng các món ăn trên bạn hãy ăn thực phẩm khác trong cùng nhóm chất để cơ thể không mệt mỏi.
Tóm lại, quá trình lành vết thương có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh việc chăm sóc vết thương hở đúng cách. Người bệnh nên có chế độ ăn uống đầy đủ chất và tránh những thực phẩm gây cản trở quá trình lành vết thương. Với bài viết trên đây hy vọng các bạn đã biết vết thương hở không nên ăn gì. Trong trường hợp vết thương hở nặng, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân
Link nội dung: https://uws.edu.vn/bi-vet-thuong-ho-kieng-an-gi-a30293.html