Vi khuẩn, virus, bụi mịn, nấm mốc,... là những tác nhân gây bệnh luôn tồn tại ngoài môi trường và có thể xâm nhập vào cơ thể bé bất cứ lúc nào. Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ dễ bị tấn công bởi tác nhân gây hại nên ốm vặt thường xuyên. Nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất cũng vì thường xuyên đau ốm. Đây là lý do bà mẹ nào cũng muốn tìm hiểu và bổ sung vitamin tăng đề kháng cho bé.
Vitamin là tên gọi chung dành cho những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được. Phần lớn vitamin được bổ sung từ bên ngoài vào cơ thể qua các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Khả năng đề kháng của cơ thể chính là khả năng tự loại bỏ các yếu tố nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe. Khả năng đề kháng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch của con người gồm 2 loại: Hệ thống miễn dịch vốn có hay còn gọi là hệ thống miễn dịch thuần túy và miễn dịch nhân tạo có được nhờ các biện pháp bổ sung.
Ngoài ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, việc bổ sung vitamin tăng đề kháng cho bé thông qua các loại thực phẩm hay thực phẩm chức năng cũng vô cùng quan trọng.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ các loại vitamin tăng đề kháng, trẻ sẽ thường xuyên gặp phải các tính trạng như:
Khi trẻ được bổ sung đầy đủ các loại vitamin tăng đề kháng kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, vận động thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh thân thể sạch sẽ,… sức đề kháng của trẻ sẽ được cải thiện và trẻ sẽ giảm tần suất gặp các vấn đề trên đây.
Có đến 13 loại vitamin thiết yếu với cơ thể con người, trong đó có những vitamin đặc biệt có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể như:
Vitamin C là loại vitamin cần thiết với tế bào bạch cầu và tế bào miễn dịch lympho T. Đây là 2 loại tế bào tạo thành nền tảng cho hệ miễn dịch của trẻ. Vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, giảm ốm vặt, tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể mỗi khi thời tiết thay đổi. Vitamin C xung giúp các vết thương nhanh lành.
Nếu cơ thể bị thiếu vitamin C, trẻ không những giảm sức đề kháng mà còn bị hạn chế tổng hợp collagen. Điều này làm tăng nguy cơ còi xương, chậm lớn do hệ xương khớp chậm phát triển. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, ổi, dưa hấu, cà chua, rau dền, súp lơ,...
Đối với trẻ em, vitamin A có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột. Thiếu hụt vitamin A khiến trẻ nhanh mệt mỏi, thường xuyên uể oải, hấp thụ dinh dưỡng kém và chậm phát triển.
Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em được bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giảm nguy cơ biến chứng và tử vong do bệnh sởi. Cha mẹ có thể bổ sung vitamin A cho bé qua các thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, rau ngót, rau dền, cà rốt, đu đủ, dầu gấc,... Trẻ em dưới 36 tháng tuổi cũng có thể uống vitamin A liều cao theo chương trình của Bộ y tế triển khai trên toàn quốc.
Vitamin D cũng là một trong những vitamin tăng đề kháng cho bé. Loại vitamin này tham gia vào quá trình phát triển nhiều hệ cơ quan trong cơ thể trẻ như: Hệ xương khớp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch,…
Vitamin D giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ dưỡng chất hiệu quả, giảm nguy cơ thấp còi. Loại vitamin này có nhiều trong trứng, sữa, sản phẩm bổ sung vitamin D3. Cơ thể trẻ cũng có thể tự tổng hợp vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên buổi sáng.
Vitamin E có tác dụng bảo vệ các tế bào khi bị các tác nhân gây hại tấn công từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại vitamin có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ chất béo của màng tế bào và vitamin A trong cơ thể. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, rau bina, súp lơ xanh, cải ngọt, mồng tơi, rau dền,...
Vitamin B6 và B9 có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp tế bào để tham gia xây dựng hệ miễn dịch. Thiếu hụt những vitamin này, khả năng đề kháng của cơ thể sẽ giảm đi đáng kể. Vitamin nhóm B có nhiều trong các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, óc chó, mắc ca và các loại ngũ cốc nguyên cám,...
Vitamin tăng đề kháng cho bé có trong nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng các vitamin này sẽ bị hao hụt đi đáng kể qua quá trình chế biến món ăn. Điều này cũng gây khó khăn cho các bà mẹ trong việc tính toán hàm lượng vitamin để bổ sung sao cho phù hợp. Vì vậy, các loại thực phẩm chức năng, siro, thuốc tăng đề kháng cho bé luôn được các bà mẹ ưu tiên lựa chọn.
Những sản phẩm này có ưu điểm là tiện sử dụng, dễ mang theo và hàm lượng các vitamin cần thiết được tính toán phù hợp với nhu cầu của từng độ tuổi. Khi lựa chọn các dòng sản phẩm này, mẹ nên mua sản phẩm của thương hiệu lớn và mua hàng ở những nhà thuốc uy tín để tránh mua phải hàng nhái.
Việc uống bổ sung thực phẩm chức năng tăng đề kháng rất tốt nhưng không thể thay thế một chế độ ăn uống khoa học. Mẹ nên biết bổ sung gì cho trẻ để giúp bé tăng đề kháng tự nhiên. Ngoài ra, một thời gian biểu khoa học với thói quen ngủ sớm, ngủ đủ, vận động hợp lý cực kỳ cần thiết cho sự phát triển thể chất và sức đề kháng của trẻ.
Nếu lúng túng không biết nên xây dựng thực đơn thế nào, bổ sung vitamin cho bé ra sao, mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng. Thông qua các chỉ số sức khỏe, các bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp với từng bé.
Sức đề kháng là “tấm khiên” bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chúng ta không thể loại bỏ các tác nhân có hại nhưng hoàn toàn có thể nâng cao miễn dịch bằng các vitamin tăng đề kháng cho bé. Khi hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời chưa hoàn thiện, tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua chế độ ăn uống hay bổ sung thực phẩm chức năng đủ lượng, đúng cách là việc các mẹ nên làm.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/vitamin-tong-hop-tang-suc-de-khang-a29949.html