SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

3. Dầu cây trà

Tinh chất chiết xuất từ cây trà có tác dụng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da, trong đó có bệnh chàm. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương, tinh dầu cây trà giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm ngứa. Bên cạnh đó, tinh dầu còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng da khô hoặc bong vảy.

+ Cách làm như sau:

Tinh dầu cây trà có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng nhưng các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này có thể gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên pha loãng tinh dầu.

3. Xà phòng

Theo các chuyên gia, xà phòng và các chất tẩy rửa có thể gây khô da khiến bệnh chàm phát triển theo chiều hướng xấu. Nhưng, họ cũng cho biết, thành phần kháng khuẩn có trong các nguyên liệu này có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng do gãi ngứa. Đặc biệt, xà phòng có tác dụng giữ nước làm ẩm và cân bằng pH trên da. Vì vậy, chúng giúp làm mềm và tăng cường sức đề kháng cho da, giúp xoa dịu và cải thiện tình trạng ngứa da. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng xà phòng điều trị bệnh chàm, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm có tính chất tẩy nhẹ, không chứa mùi hoặc hóa chất bảo quản. Tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng xà phòng được sản xuất từ dược liệu tự nhiên, an toàn.

+ Cách sử dụng như sau:

Lưu ý: Xà phòng được xem là cách giảm ngứa khi bị chàm hiệu quả tại nhà nhưng đây cũng chính là tác nhân gây kích hoạt bệnh. Vì vậy, trong quá trình sử dụng sản phẩm, bệnh nhân nên hết sức thận trọng. Nếu thấy triệu chứng ngứa và khô da chuyển nặng, người bệnh nên ngưng dùng. Đặc biệt, khi tắm bằng xà phòng, không nên chà xát hoặc gãi mạnh. Bởi hành động này có thể gây trầy xước da, làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng.

4. Tắm nước ấm

Tắm cũng được xem là cách giảm ngứa khi bị chàm hiệu quả tại nhà. Cách làm này giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm dịu tình trạng khô ráp và ngứa trên da. Tuy nhiên, trong quá trình tắm, người bệnh nên chú ý nhiệt độ nước. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, không nên tắm thường xuyên trong thời gian dài tránh triệu chứng bệnh ngày càng nặng.

Tốt nhất, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm ít nhất một lần một ngày, giới hạn thời gian tắm từ 10 - 15 phút. Khi tắm có thể sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có tính tẩy nhẹ để cấp ẩm cho da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tắm hoặc ngâm mình với bột yến mạch, baking soda (muối nở) hoặc một số loại tinh dầu như oải hương, dầu khuynh diệp,… Sau khi tắm xong nên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm, giảm ngứa và tăng cường hàng rào bảo vệ cho da.

+ Cách thực hiện như sau:

5. Củ nghệ

Nghệ là một trong những gia vị nổi tiếng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Không những thế, giới Y học Trung Quốc và Ayurvedic xem nguyên liệu này như vị thuốc tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh chàm. Theo một số nghiên cứu về hoạt chất curcuma chứa trong nghệ, thảo dược được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, chúng giúp tăng cường tốc độ làm lành da bị tổn thương, đồng thời giúp làm dịu, giảm ngứa da do bệnh ngoài da gây nên.

+ Cách thực hiện sau đây:

Với cách giảm ngứa khi bị bệnh chàm này, người bệnh có thể kết hợp giữa bài thuốc đắp và uống trong để thúc đẩy tốc độ bình phục bệnh. Tuy nhiên, khi uống trà nghệ, bệnh nhân không nên quá lạm dụng. Bởi sử dụng quá nhiều nghệ ở thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách giảm ngứa khi bị chàm
Uống trà nghệ mỗi ngày giúp giảm ngứa và tăng cường đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh chàm

Link nội dung: https://uws.edu.vn/bi-cham-ngua-a29806.html