Đứng từ dòng sông Thames, nếu thấp thoáng thấy bóng của đồng hồ Big Ben nghĩa là bạn đã thực sự đến thành phố London. Buổi tối bốn mặt đồng hồ đuợc chiếu sáng để ai cũng có thể nhìn thấy nó dù đang ở cách xa hàng km.
Tháp đồng hồ Big Ben bên bờ sông Thames
Nếu có dip tới Anh Quốc thì Tháp đồng hồ Big Ben (nay đã được đổi tên thành Tháp Elizabeth) là điểm đến rất tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài điều thú vị về chiếc đồng hồ Big Ben được xem là niềm tự hào của người dân ở xứ sở sương mù qua bài aviết dưới đây nhé.
Đồng hồ Big Ben có tên đầy đủ là tháp đồng hồ của cung điện Westminster, một cấu trúc tháp đồng hồ ở mặt Đông-Bắc của công trình Nhà quốc hội ở Westminster, London. Mặc dù đã được biết đến rộng rãi với cái tên Big Ben, nhưng thực ra, tên này chính là tên của cái chuông nặng nhất (nặng 13,5T) trong năm cái chuông đặt bên trong tháp. Ngoài ra tháp còn hay bị gọi nhầm tên là St. Stephen’s Tower. Vào ngày diễu binh mừng 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II, Quốc hội Anh đã thông báo tháp đồng hồ Big Ben sẽ được đổi tên thành Tháp Elizabeth kể từ ngày 4 tháng 6 năm 2012. Tháp đồng hồ được đưa là một phần của thiết kế của Charles Barry cho một tòa lâu đài mới, sau khi Lâu đài Westminster bị hỏa hoạn phá hủy đêm 16 tháng 10 năm 1834. Tháp được thiết kế theo phong cách kiến trúc nội thất Gothic một trong những phong cách đỉnh cao của nhân loại.
Trong quá khư với chiếc đồng hồ to lớn đủ để tháp đồng hồ Big Ben từng nổi tiếng với cái tên “Chiếc đồng hồ bốn mặt lớn nhất thế giới”. Nhưng đó đã là chuyện quá khứ, kỷ lục của tháp đồng hồ lừng danh này đã bị một tháp đồng hồ khác vượt qua, đó là chiếc tháp đồng hồ Allen-Bradley ở Milwaukee, Wisconsin. Thế nhưng chiếc đồng hồ Allen-Bradley cuối cùng lại không được người xây dựng lắp bất kỳ quả chuông nào, vì vậy, tới hiện tại, Big Ben vẫn được gọi là “chiếc đồng hồ bốn mặt có chuông lớn nhất thế giới”. Hệ thống máy móc cơ học của đồng hồ Big Ben đã được hoàn thành từ năm 1854 và toàn bộ tòa tháp được hoàn thành sau đó 5 năm - năm 1859.
Chiếc đồng hồ Big Ben và cấu trúc mặt số của nó được Augustus Pugin thiết kế. Mỗi mặt của chiếc đồng hồ được đặt vào trong một khối đá hình vuông có cạnh dài 7m, cùng với tổng cộng 576 miếng kính trong suốt, gần giống như kiểu các ô cửa sổ bằng kính có khắc những bức tranh ở nhà thờ Anh thời điểm đó. Xung quanh mặt đồng hồ được khắc những đường viền tạo thành một chiếc khung. Cạnh dưới của khung ở mỗi mặt đồng hồ có khắc dòng chữ: “DOMINE SALVAM FAC REGINAM NOSTRAM VICTORIAM PRIMAM” có nghĩa là: “Xin chúa hãy bảo vệ cho nữ hoàng Victoria của chúng con”.
Tháp đồng hồ chính thức được mở cửa cho khách tham quan lần đầu tiên từ ngày 7 tháng 9 năm 1859. Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, cung điện Westminster đã bị trúng bom do máy bay Đức oanh tạc, phá hủy một phần nhà khách của cung điện và gây hư hại tới mặt phía Tây của tháp đồng hồ.
Cấu trúc có ba phần riêng biệt: tháp Elizabeth, chuông lớn và đồng hồ lớn. Big Ben - cái tên gọi ban đầu cho chuông đồng hồ - đã được đồng ý như là tên của cả ba phần. Tháp Elizabeth - như nó được đặt tên vào năm 2012 - được thiết kế bởi kiến trúc sư Anh Charles Charles Barry. Với tháp đứng về Nhà Quốc hội, bốn đồng hồ thiết kế để được cả đẹp và chính xác. Con lắc dài 13 feet, nặng 660 pounds và được treo trên một dải thép lò xo 1/64 trong một inch, với bước nhịp mỗi hai giây.
Toàn cảnh tháp đồng hồ Big Ben khi lên đèn
Một đống nhỏ các pennies tiền xu (đường kính 31mm, 9,4g) được đặt trên đỉnh của con lắc để điều chỉnh thời gian của đồng hồ. Việc thêm một đồng xu có tác dụng nâng cao vị trí của trung tâm quần thể con lắc. Điều này có kết quả là làm giảm chiều dài hiệu quả của thanh lăn, sau đó làm tăng tốc độ dao động của con lắc. Một đồng xu thay đổi tốc độ của đồng hồ khoảng 0.4 giây một ngày.
Vì London là mục tiêu của nhiều kẻ thù trong chiến tranh, đồng hồ Big Ben đã phải giữ kín hồ sơ. Trong hai năm chiến tranh thế giới thứ nhất, những chiếc chuông đã bị im lặng và các mặt đồng hồ không được chiếu sáng ban đêm để tránh tấn công bởi người Đức. Các mặt đồng hồ đã trở nên đen tối vào tháng 9 năm 1939 khi những chiếc máy bay của Đức bắt đầu cuộc chiến chớp nhoáng trong Thế chiến II.
Một số trường hợp ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ Big Ben trong nhiều năm. Vào đêm giao thừa năm 1962, đồng hồ bị chậm lại do băng tuyết và băng đá nặng kết quả là Big Ben đã báo chuông năm mới chậm 10 phút. Sự cố hỏng hóc đầu tiên và duy nhất xảy ra vào tháng 8 năm 1975. Bộ điều chỉnh tốc độ phanh không khí của cơ chế động học đã vỡ sau hơn 100 năm sử dụng.
Các kĩ sư đang thực hiện công tác trùng tu tháp đồng hồ
Chi tiết hạng mục trùng tu tháp đồng hồ Big Ben
Sau 12h ngày 21/8/2017, du khách đến với London không còn được nghe tiếng chuông biểu tượng quen thuộc này nữa. Đồng hồ Big Ben sẽ im lặng trong 4 năm tới để phục vụ tu sửa, tiếng chuông sẽ hẹn trở lại với người dân London và du khách vào năm 2021.
Website: https://donghothanhtung.com - Hotline: 0906.102.111 - 0936.968.388
Link nội dung: https://uws.edu.vn/thap-dong-ho-o-nuoc-nao-a29726.html