Ước tính trên thế giới, cứ 30.000 người thì có 1 người mắc bệnh mù màu. Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ ước tính khoảng 8% nam giới da trắng sinh ra bị khiếm khuyết về thị lực màu sắc so với 0,5% nữ giới thuộc mọi sắc tộc [1].
Bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng khiến công việc, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Vậy bệnh mù màu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Mù màu (hay rối loạn sắc giác - color blindness) là tình trạng mắt không có khả năng nhìn hoặc gặp khó khăn trong việc phân biệt một số màu nhất định [2]. Theo đó, người bệnh vẫn nhìn rõ vật chỉ là khả năng nhận biết màu sắc bị hạn chế. Một số người có thể không nhìn thấy bất kỳ màu nào, song trường hợp này hiếm gặp.
Dù không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên, gen bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh là nhìn thấy màu sắc không giống với mọi người. Các triệu chứng mù màu có thể từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể không biết mình bị mù màu. Phụ huynh chỉ nhận biết con mắc bệnh khi trẻ đang học về màu sắc [3].
Một số dấu hiệu nhận biết người mù màu:
Trong võng mạc có 2 loại tế bào phát hiện ánh sáng: hình que và hình nón. Tế bào hình que phát hiện ánh sáng, bóng tối. Các tế bào hình nón phát hiện màu sắc và tập trung gần trung tâm võng mạc. Có 3 loại hình nón nhìn thấy màu sắc: đỏ, lục và lam. Sự tiếp nhận, phân tích màu sắc chủ yếu do các tế bào hình nón này đảm nhận [5].
Bệnh mù màu xảy ra khi một hoặc nhiều tế bào hình nón không có, không hoạt động hoặc phát hiện màu khác với bình thường. Mù màu nghiêm trọng khi không có 3 tế bào hình nón. Mù màu nhẹ khi có đủ nhưng một tế bào hoạt động bất thường.
Mù màu là bệnh di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ XX, ở nam XY). Nguyên nhân bệnh mù màu là người mắc có đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, gây rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc (thông thường là gen lặn). Các bé trai nhận được từ mẹ loại gen này sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu [6].
Nam giới dễ mắc bệnh mù màu hơn phụ nữ. Bởi, nhiễm sắc thể khiếm khuyết ở nữ có thể truyền cho con trai, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. [9]
Có 3 loại mù màu chính: mù màu đỏ - xanh lá cây, mù màu xanh - vàng, mù màu đơn sắc. [10]
Để chẩn đoán mù màu, bác sĩ sẽ thực hiện 1 trong các bài kiểm tra định lượng và định tính sau. [12]
Ngoài 2 cách trên, có thể kiểm tra mù màu trực tuyến thông qua các thiết bị thông minh [13]. Tuy nhiên, việc kiểm tra online có thể dẫn đến sai sót. Do vậy, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám, tư vấn và điều trị sớm, phát hiện sớm các bệnh về mắt.
Không có cách điều trị mù màu bẩm sinh. Người bị mù màu do thuốc hoặc biến chứng từ những bệnh khác có thể chữa trị được. Hiện nay, để hỗ trợ người mắc tình trạng này, các nhà khoa học đã phát minh ra kính lọc màu sắc. Loại kính này tuy không chữa dứt điểm nhưng có thể giúp người bệnh phân biệt màu sắc dễ dàng [14]. Ngoài ra, trên thực tế còn có những loại kính áp tròng giúp bệnh nhân phân biệt được màu, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Mắt trước khi lựa chọn sử dụng.
Mặt khác, người bệnh thường khắc phục tình trạng này bằng cách nhận biết một số món đồ có màu theo thứ tự của đèn giao thông. Đồng thời, nhờ người thân sắp xếp và đánh dấu lên những bộ quần áo có màu giống nhau. Song song đó, một loạt các ứng dụng hỗ trợ phân biệt màu sắc đã được phát triển và tích hợp trên Android và IOS, người dùng có thể tải xuống để sử dụng.
Bệnh mù màu phần lớn do di truyền, tuy nhiên bác sĩ sẽ có phương pháp hỗ trợ, tư vấn, lên phác đồ điều trị giúp người bệnh bảo vệ mắt.
Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, song, mù màu lại khiến công việc, sinh hoạt của người bệnh gặp khó khăn. Do vậy, để phòng ngừa mù màu, mỗi người cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám, sàng lọc bệnh trước khi kết hôn. Với những công việc tiếp xúc nhiều với hóa chất, cần trang bị đồ bảo hộ, hạn chế tối đa chấn thương đầu, mắt vì dễ gây ảnh hưởng đến thị giác. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Khi gặp các vấn đề về thị lực, cần thăm khám ngay để có phương án điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh không những được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại mà còn sở hữu đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh mù màu, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Do đó, khi có những dấu hiệu nghi ngờ đã mắc bệnh, hãy nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/benh-mu-mau-mau-kho-dong-o-nguoi-di-truyen-a29690.html