Nhiều người đã từng nghe đến bệnh nhồi máu não nhưng không biết về giai đoạn bệnh hay cách điều trị bệnh. Vậy các giai đoạn nhồi máu não là gì? Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh nhồi máu não như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời ở bài viết này nhé!
Nhồi máu não là tình trạng nguy hiểm, não thiếu máu do động mạch não bị tắc nghẽn hoặc có sự hạn chế trong lưu thông. Từ đó một phần của não không được cung cấp oxy và dinh dưỡng để duy trì hoạt động như bình thường, gây ra suy giảm chức năng hoặc rối loạn hoạt động trong não.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bị nhồi máu não đó chính là:
Ngoài 3 triệu chứng phổ biến trên thì người bị nhồi máu não còn có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, giảm hay mất cảm giác nửa người, thất điều, đi lại khó khăn, bán manh, co giật, hôn mê...
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh nhồi máu não, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ để lại biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tình trạng tử vong.
Việc điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh, có 2 giai đoạn nhồi máu não quan trọng đó là giai đoạn cấp và bán tính; và giai đoạn mạn tính.
Cấp tính và bán cấp tính là một trong những giai đoạn nhồi máu não, trên phim MRI ở giai đoạn này thì ổ nhồi máu não thường cho thấy dấu hiệu nhẹ, tăng tín hiệu ở T2W và giảm tín hiệu ở T1W. Ở giai đoạn cấp ổ tổn thương không ngấm thuốc, ở trong giai đoạn bán cấp thì ổ tổn thương sẽ bắt đầu ngấm thuốc sau khoảng 1 tuần.
Giai đoạn nhồi máu não mạn tính thì sẽ thấy rõ tín hiệu của ổ nhồi máu trên phim MRI, đó là tăng tín hiệu ở T2W và giảm tín hiệu đáng kể ở T1W. Trong giai đoạn này, người bệnh thường có những biểu hiện của biến chứng và tình trạng sức khỏe tồi tệ.
Để chẩn đoán nhồi máu não chính xác thì bác sĩ cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Với tình trạng bệnh nhân khởi phát đột ngột các triệu chứng như trên, đặc biệt là 3 triệu chứng phổ biến nhất liệt mặt, nói khó và liệt tay chân.
Nhất là đối với người có tiền sử bệnh nền như đột quỵ, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, người lớn tuổi... cần được đưa đến các cơ sở y tế mà có khả năng điều trị đặc hiệu để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời càng sớm càng tốt.
Cận lâm sàng thường được dùng đầu tiên đó là chụp CT não để loại trừ nguyên nhân xuất huyết não và nguyên nhân khác. Chụp mạch máu bằng CT-Scan cũng được chỉ định để xem có hình ảnh tắc mạch máu lớn hay không, ngoài ra cũng để quyết định điều trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học hay không.
MRI não thường dùng để chẩn đoán rõ hơn và thường được làm sau CT-Scan vì chụp MRI thường mất thời gian và có thể làm chậm thời gian vàng điều trị.
Giai đoạn nhồi máu não liên quan mật thiết đến cách xử trí và phương pháp điều trị bệnh.
Mục đích khi điều trị đó chính là tái thông động mạch bị tắc nhằm khôi phục lại tuần hoàn máu não, giúp người bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tùy từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có biện pháp xử trí và điều trị bệnh sao cho tốt nhất, phù hợp nhất.
Bên cạnh câu hỏi về giai đoạn nhồi máu não thì các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Để phòng ngừa bệnh nhồi máu não hiệu quả, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh. Chú ý giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể và lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu hạt cải...
Bạn nên dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn các ngày trong tuần. Bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp với sở thích và sức khỏe của bản thân như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga...
Nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhồi máu não, chính vì thế việc kiểm soát chúng rất quan trọng và cần thiết:
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến nhồi máu não. Bạn nên đi khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao.
Bên cạnh những biện pháp như trên thì bạn cần chú ý thêm một số biện pháp khác như sau:
Các biện pháp phòng ngừa này không thể đảm bảo bạn sẽ không bị mắc bệnh nhồi máu não. Tuy nhiên chúng có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được thắc mắc về giai đoạn nhồi máu não của nhiều người đọc, giai đoạn của bệnh liên quan mật thiết đến phương pháp điều trị cũng như cách xử trí đối với từng bệnh nhân. Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu nhồi máu não hãy đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/cac-giai-doan-cua-xuat-huyet-nao-a29596.html