Ngành Luật hiện đang là ngành học “hot” được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội việc làm rộng mở và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Vậy ngành Luật là gì? Ngành Luật gồm những chuyên ngành gì? Ra trường làm gì? Tất cả những thông tin trên sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!
“Ngành luật là ngành học trang bị cho sinh viên những hiểu biết về hệ thống pháp luật một cách đầy đủ và toàn diện để có thể hành nghề luật hoặc làm các công việc khác mà kiến thức về luật là một lợi thế”.
Ngành Luật trong tiếng Anh là Faculty of Law.
Ngành Luật bao gồm nhiều chuyên ngành và tùy theo chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo các kiến thức pháp lý liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đó. Sau đây là các chuyên ngành cụ thể trong ngành Luật:
Ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự ở các môn học cụ thể như: Tội phạm học, tâm lý học tư pháp, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, thư ký tòa án, chuyên ngành pháp y, giám định pháp y, những vấn đề lý luận về Luật hình sự và tội phạm, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự…
Cung cấp kiến thức chuyên môn về Luật dân sự như: Hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, Luật hôn nhân gia đình, thừa kế, tố tụng dân sự, các vấn đề sở hữu công nghiệp…
Các môn học thường giảng dạy khi sinh viên học ngành này gồm: Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Thuế, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình…
Trang bị những kỹ năng cần thiết và hỗ trợ nghiệp vụ cho nghề nghiệp tương lai như: Thi hành án dân sự, Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, Nghiệp vụ pháp lý và tư vấn pháp luật…
Những sinh viên học chuyên ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và Pháp luật; cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; rà soát, kiểm tra và xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại; khoa học quản lý Nhà nước và điều hành công sở; công chứng và luật sư, cải cách hành chính…
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức pháp luật về tài chính, kinh tế, ngân hàng, thuế, đất đai, môi trường. Trong đó, giảng dạy các môn học tiêu biểu như: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại quốc tế, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Phá sản…
Qua đó, sinh viên nắm vững kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh như: Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Môi trường, Luật Đất đai, Luật Thuế…
Đào tạo 3 phần kiến thức cơ bản, bao gồm: Tư pháp quốc tế, công pháp quốc tế, Luật So sánh và Luật Thương mại quốc tế.
Sinh viên có các kiến thức cơ bản về chức năng đối ngoại của Nhà nước nước trong quan hệ quốc tế, khả năng đàm phán hợp đồng ngoại thương, khả năng lựa chọn và áp dụng pháp luật các quốc gia, khả năng giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài…
Trang bị cho sinh viên các kiến thức kinh doanh, quản trị và luật hiện đại để chuẩn bị nền tảng sự nghiệp tương lai với tư cách là nhà quản lý và tư vấn. Sinh viên theo học chuyên ngành này rèn luyện khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu rõ vấn đề quản trị và các vấn đề liên quan đến yếu tố pháp lý…
Công việc mà bạn có thể theo đuổi với tấm bằng tốt nghiệp ngành Luật là gì?
Bạn có thể trở thành cố vấn pháp lý và làm việc cho các tổ chức trong các ngành như tài chính, bất động sản, chăm sóc sức khỏe, chính phủ và bảo hiểm. Công việc chính của cố vấn pháp lý là đưa ra lời khuyên, xem xét các tài liệu pháp lý, chuẩn bị kiện tụng, đại diện cho các công ty trước tòa và quản lý các cuộc đàm phán hợp đồng.
Các thẩm phán đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải thích và áp dụng luật để từ đó đưa ra các quyết định công bằng trong các vụ án trước tòa án. Để trở thành thẩm phán, bạn cần có kinh nghiệm pháp lý sâu rộng, được đào tạo và có các kiến thức nâng cao về luật pháp, Hiến pháp của quốc gia nơi bạn làm việc…
Với tấm bằng Luật, bạn có thể giảng dạy các môn pháp luật tại các trường cao đẳng và đại học. Các công việc của bạn phải làm gồm: Quản lý các bài kiểm tra, chấm điểm các bài tiểu luận, đánh giá các chương trình dạy học, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.
Ngân hàng đầu tư là một lựa chọn lý tưởng cho các luật sư với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh cao và căng thẳng. Trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, bạn thường phải làm việc cho các tổ chức lớn chuyên về mua hoặc bán. Làm ở vị trí công việc này bạn có thể hỗ trợ khách hàng của mình thông qua quy trình bảo lãnh phát hành để bán tài sản tài chính hoặc đóng vai trò là cố vấn tư vấn về các khoản đầu tư tốt nhất.
Người quản lý hợp đồng là người quản lý các dự án khác nhau từ đầu đến cuối và đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng thời hạn và ngân sách. Nhiệm vụ của bạn là soạn thảo, rà soát, đàm phán hợp đồng và giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng.
Dưới đây là các tố chất và kỹ năng cần thiết của một người hành nghề luật và các công việc khác liên quan đến kiến thức luật:
Luật là nghề đòi hỏi cần sự phân định đúng sai một cách rạch ròi. Vì thế, bạn cần có có tư duy phân tích, khả năng suy luận và phản biện tốt để đưa ra quyết định có tính chính xác và hợp tình hợp lý.
Hầu hết tất cả các bộ Luật đều có nhiều điều khoản và bạn không thể lúc nào cũng mang theo tài liệu bên mình, vì vậy việc tự đọc và nghiên cứu là điều cần thiết của người làm nghề Luật.
Ngoài những cuốn sách chuyên môn phải đọc, bạn cũng nên tích cực tìm đọc những cuốn sách liên quan để bổ sung kiến thức đa dạng và trau dồi kỹ năng đọc hiểu hiệu quả.
Ngoài kỹ năng phản biện tốt, bạn phải rèn luyện khả năng thuyết phục người khác đồng ý với mong muốn và hướng đi của mình nếu muốn thành công trong lĩnh vực pháp lý.
Nghề Luật đòi hỏi bạn luôn phải đối mặt và giải quyết các vấn đề của người khác. Đối với những người bình thường, các vấn đề nan giải có thể khiến họ nản lòng. Nhưng nếu bạn luôn hào hứng với việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề và đương đầu với chúng, thì Luật chính là lĩnh vực sẽ giúp bạn tỏa sáng.
Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành Luật là rất lớn và có triển vọng tươi sáng sau khi ra trường. Sau khi hiểu được ngành Luật là gì và thông tin liên quan về ngành Luật, mong bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn khi muốn theo học chuyên ngành này.
Đoàn Loan
Link nội dung: https://uws.edu.vn/dai-hoc-luat-gom-nhung-nganh-nao-a29097.html