Chức năng và vai trò của hệ bạch huyết miễn dịch

Hệ bạch huyết miễn dịch có vai trò quan trọng với sức khỏe. Cùng tìm hiểu về hệ bạch huyết, cách thức hoạt động và chức năng của chúng đối với việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Hệ bạch huyết miễn dịch là gì?

Hệ bạch huyết miễn dịch là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, hệ thống bạch huyết bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và phá hủy các tế bào cũ hoặc bất thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chức năng của hệ bạch huyết cũng bao gồm duy trì mức chất lỏng bình thường trong cơ thể và hấp thụ chất béo cũng như vitamin tan trong chất béo để chúng có thể đi vào máu của chúng ta.

Hệ bạch huyết bao gồm hệ thống các cơ quan. Các cơ quan của hệ bạch huyết bao gồm:

Tủy xương: Là mô mềm, xốp ở trung tâm của một số xương nhất định như xương hông, xương sống và xương ức. Tủy xương có nhiệm vụ quan trọng là tạo ra các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.

Tuyến ức: Cơ quan này nằm ở ngực trên, bên dưới xương ức và hoạt động mạnh nhất trước tuổi dậy thì. Đó là nơi tế bào T (một loại tế bào bạch cầu) trưởng thành hoàn toàn. Tế bào T giúp cơ thể chống lại những mầm bệnh từ bên ngoài.

Chức năng và vai trò của hệ bạch huyết miễn dịch 1Tuyến ức là một phần của hệ bạch huyết miễn dịch

Các hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết là các tuyến có cấu trúc hình hạt đậu có nhiệm vụ theo dõi và làm sạch bạch huyết khi nó lọc qua chúng. Chúng loại bỏ các tế bào bị hư hỏng và tế bào ung thư. Các hạch bạch huyết của cơ thể cũng lưu trữ các tế bào lympho và các tế bào hệ thống miễn dịch khác tấn công và tiêu diệt các chất có hại như vi khuẩn. Có khoảng 600 hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể. Một số được kết nối chặt chẽ trong các nhóm gọi là chuỗi bạch huyết.

Hệ thống miễn dịch niêm mạc: Lớp màng nhầy này tồn tại khắp cơ thể ở nhiều vị trí quan trọng. Ví dụ, nó lót ruột non và ruột thừa của chúng ta. Hệ thống này là hàng rào quan trọng ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật.

Mô bạch huyết liên quan đến phế quản: Bao gồm các cấu trúc nang bạch huyết với lớp biểu mô nằm phía trên được tìm thấy dọc theo các nhánh của phế quản và giữa phế quản và động mạch. Chúng cũng có cấu trúc ít tổ chức hơn các nốt bạch huyết khác. Những mô này, ngoài amidan, còn có tác dụng chống lại các mầm bệnh qua đường hô hấp.

Lá lách: Có vai trò sản xuất tế bào lympho và tái sinh các tế bào hồng cầu già cỗi. Lá lách nằm ở bên trái, dưới xương sườn và phía trên dạ dày của chúng ta. Nó cũng giữ cho các tế bào hồng cầu và tiểu cầu luôn sẵn sàng trong trường hợp cơ thể bạn cần chúng.

Chức năng và vai trò của hệ bạch huyết miễn dịch 2Lá lách có vai trò sản xuất tế bào lympho và tái sinh tế bào hồng cầu già cỗi

Chức năng của hệ bạch huyết miễn dịch

Hệ bạch huyết miễn dịch của cơ thể có nhiều chức năng. Các chức năng chính của nó bao gồm:

Thu thập chất lỏng dư thừa từ các mô của cơ thể và đưa nó vào máu: Điều này hỗ trợ mức chất lỏng ổn định trong cơ thể. Hệ thống bạch huyết của bạn cũng lọc các chất thải và tế bào bất thường từ chất lỏng này.

Giúp cơ thể hấp thụ chất béo: Hầu hết các chất dinh dưỡng có thể di chuyển qua các lỗ nhỏ trên thành mao mạch và cơ thể sau đó có thể hấp thụ và sử dụng chúng. Nhưng một số chất béo và các phân tử khác quá lớn để di chuyển theo cách này. Hệ thống bạch huyết sẽ thu thập chất lỏng từ ruột có chứa các phân tử này và vận chuyển nó trở lại máu của chúng ta.

Bảo vệ cơ thể bạn chống lại những tác nhân gây bệnh: Hệ bạch huyết miễn dịch là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó tạo ra và giải phóng các tế bào lympho (một loại tế bào bạch cầu) và các tế bào miễn dịch khác. Những tế bào này tìm kiếm và tiêu diệt những kẻ xâm lược - chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm - có thể xâm nhập vào cơ thể từ ngoài môi trường.

Chức năng và vai trò của hệ bạch huyết miễn dịch 3Hệ bạch huyết miễn dịch có nhiều vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe

Làm thế nào giữ cho hệ bạch huyết khỏe mạnh?

Chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng là những yếu tố quan trọng giúp giảm căng thẳng, tăng cơ chế giải độc tự nhiên của cơ thể và tăng cường chức năng hệ bạch huyết.

Bên cạnh đó chúng ta có thể ăn nhiều thực phẩm kháng viêm như các loại rau lá xanh, bông cải, quả mọng, cá hồi, hải sản,… Nên hạn chế ăn các thực phẩm gây ức chế cho hệ tiêu hóa và hệ thống tuần hoàn như các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm tinh chế…

Tập thể dục

Tập thể dục giúp hệ bạch huyết hoạt động tốt hơn. Đây là lý do tại sao việc thiếu tập thể dục có thể khiến cơ thể bạn cảm thấy đau nhức, cứng đơ và dễ bị bệnh.

Bất kỳ bài tập nào, chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga, đều có lợi cho hệ tuần hoàn và bạch huyết. Đi bộ nhanh trong 30 phút hoặc nhảy dây tại chỗ trong 5 - 6 phút mỗi ngày để tối ưu hóa sự chuyển động của chất lỏng vào và ra khỏi hệ bạch huyết của bạn.

Chức năng và vai trò của hệ bạch huyết miễn dịch 4Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe hệ bạch huyết miễn dịch

Massage hạch bạch huyết

Liệu pháp xoa bóp có thể giúp mở hệ thống bạch huyết để nó hoạt động trơn tru hơn. Những liệu pháp xoa bóp này có thể giúp ích bằng cách xoa bóp vùng xung quanh các hạch bạch huyết và các mạch máu khác dưới da. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng massage hạch bạch huyết có công dụng giảm đau, giúp đẩy dịch dư thừa từ bên trong mô ra bên ngoài.

Làm sạch gan

Hầu hết dịch bạch huyết đều xuất phát từ gan. Nếu gan bị tắc hoặc có quá nhiều chất độc, nó cũng có thể làm tắc nghẽn hệ bạch huyết. Vì vậy, cần thực hiện nhiều biện pháp giải độc cho gan và đánh thức hệ bạch huyết để chúng hoạt động tốt hơn.

Hệ bạch huyết miễn dịch có vai trò quan trọng với sức khỏe. Là một phần của hệ miễn dịch, hệ bạch huyết có vai trò phát hiện và đẩy lùi những xâm nhập gây bệnh từ bên ngoài. Đồng thời hệ bạch huyết cũng có vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn, giúp cân bằng dịch trong cơ thể chúng ta.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/he-thong-bach-huyet-a28997.html