Có thể nói rằng, viêm họng hạt có mủ là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh viêm họng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, mà còn dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tiền đề dẫn đến ung thư vòm họng. Vì thế, việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa viêm họng hạt có mủ là điều vô cùng cần thiết.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng hạt có mủ, trong đó phổ biến nhất là các lý do cụ thể sau:
Viêm họng hạt có mủ thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Quá trình điều trị viêm họng hạt có mủ thông thường sẽ bao gồm việc sử dụng thuốc, và kết hợp các phương pháp hỗ trợ khác tại nhà.
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau để điều trị viêm họng hạt có mủ:
Thuốc chống viêm
Đây thường là các loại thuốc kháng viêm có Steroid (Corticosteroid) như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolone. Các loại thuốc này giúp giảm sưng viêm và đau rát cổ họng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm các triệu chứng viêm.
Thuốc hạ sốt giảm đau
Paracetamol hoặc Ibuprofen thường được sử dụng để giảm sốt cao và giảm đau họng. Những loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng không dễ chịu gây ra bởi viêm họng hạt có mủ.
Thuốc chống dị ứng
Đối với những người có dị ứng hoặc phản ứng dị ứng như phù nề, ngứa, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng Histamin H1 như Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Alimemazin, Promethazine để giảm các triệu chứng và làm dịu cổ họng.
Thuốc giảm ho
Trong trường hợp ho khá nặng và gây khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm ho như Terpin codein, Dextromethorphan, Neo codion, Pholcodin để giảm tác động khi ho lên cổ họng và giúp làm dịu các triệu chứng.
Thuốc long đờm
Đối với những người có đờm khá đặc và khó tiêu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc long đờm như N-Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein để làm loãng đờm và giúp nhanh chóng loại bỏ chúng.
Thuốc điều trị dạ dày
Trong trường hợp viêm họng hạt có mủ do viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược thực quản gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc có khả năng trung hòa axit dạ dày như Pantoprazole, Famotidine, Cimetidine, Omeprazole, Ranitidine để giảm các triệu chứng liên quan đến dạ dày và giúp cải thiện viêm họng.
Ngoài việc dùng thuốc, bạn cũng cần kết hợp áp dụng một số biện pháp sau để giúp quá trình điều trị bệnh được rút ngắn và hiệu quả hơn:
Mong rằng qua những thông tin trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa viêm họng hạt có mủ. Từ đó, bạn sẽ luôn biết cách chăm sóc bản thân và các thành viên trong gia đình.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://uws.edu.vn/cach-chua-viem-hong-hat-co-mu-a28985.html