Quá trình vận hành của một doanh nghiệp rất phức tạp và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển tốt, việc kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh là rất cần thiết. Như một điều tất yếu, ngành Quản trị Kinh doanh đã ra đời. Vậy ngành Quản trị kinh doanh là gì? Cùng Swinburne Vietnam Alliance Program tìm hiểu về ngành học này nhé!
Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo tất cả các kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể làm việc, thành lập và vận hành một doanh nghiệp hiệu quả, bất kể là dạng doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, chính phủ hay phi chính phủ. Bạn sẽ được học về cách thức vận hành và hoạt động của tất cả các phòng ban, mọi bộ phận trong một công ty như tài chính, hành chính, marketing, kế toán, sản xuất, hậu cần…
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về các phòng ban thì bạn cũng được học về rất nhiều kỹ năng mềm để công việc đạt hiệu quả tốt nhất như: khả năng lãnh đạo, làm việc đội nhóm, phân tích và dự báo tình hình, và còn cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp.
Xem thêm:
- Quản trị kinh doanh thi khối nào? Top 5 các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh
- Ngành kinh doanh là gì? Xu hướng ngành kinh doanh năm 2023
Những tố chất cần có để theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã được nghe đến câu nói: “Chính thái độ chứ không phải trình độ quyết định sự thành công của bạn”. Để thành công với quản trị kinh doanh, có mức thu nhập cao thì bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kỹ năng và tố chất cũng vô cùng cần thiết.
Có đam mê
Đây là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn theo đuổi ngành này. Có đam mê thì bạn sẽ không ngại khó khăn, dầm mưa dãi nắng để trải nghiệm, học hỏi. Học ngành này mà bạn không là người chủ động tìm hiểu và tích lũy thì sẽ chẳng bao giờ thành công được cả. Học ngành này là phải trải nghiệm, phải xông pha và chấp nhận thất bại, chấp nhận vấp ngã để học hỏi. Mà nếu không có đam mê thì chắc chắn bạn sẽ không thể chống chọi lại được với khắc nghiệt của công việc.
Không sợ tính toán, con số
Nói đến kinh doanh, kinh tế, buôn bán thì không thể nào không nói tới các con số, các phép tính trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Một cách kiểm tra nhanh xem bạn có thực sự hợp với những con số không đó là xem bạn có thích các môn như toán lý hóa hay không. Nếu bạn cảm thấy yêu thích và học được các môn thuộc khối A00 này thì bạn cũng có thể tự tin với khả năng tính toán của mình và dễ dàng với ngành này hơn chút rồi đó.
Khả năng làm việc nhóm
Khi đi làm chắc chắn bạn sẽ làm việc theo tập thể, theo phòng ban của mình chứ không có công việc nào mà chỉ cần một mình bạn mà có thể làm được. Và một doanh nghiệp cũng vậy , muốn thành công được thì cần có một đội ngũ nhân viên hết mình, đồng lòng và hợp sức. Mỗi thành viên trong nhóm làm việc hỗ trợ lẫn nhau thì công việc sẽ hiệu quả hơn. Vậy nên nếu bạn là người muốn làm việc một mình, không muốn bị chi phối bởi người khác thì có lẽ quản trị kinh doanh chưa phải là ngành học phù hợp với bạn.
Sự xông pha
Ngành kinh doanh nói chung luôn đòi hỏi người làm cần có sự dấn thân nhất định. Không chỉ vậy còn cần có sự hoạt bát, tháo vát và nhanh nhẹn của người trong nghề. Bởi để làm kinh doanh được thì không hề đơn giản khi mà môi trường xung quanh thay đổi liên tục, rồi còn có đối thủ cạnh tranh, biết bao mối đe dọa. Từ đó đòi hỏi bạn cần có sự xông pha tìm hiểu, dám nghĩ dám làm để doanh nghiệp phát triển, nhanh nhẹn tháo vát để kịp thời ứng phó với mọi vấn đề bất ngờ xảy ra.
Tư duy nhạy bén
Cũng bởi luôn có những mối đe dọa từ môi trường xung quanh nên người quản trị kinh doanh cần có sự nhạy bén để có thể sớm nhận ra những mối đe dọa đó, dự đoán được tình hình và đưa ra những giải pháp thực tế. Những giải pháp mà bạn đề xuất cũng cần có tính khả thi, thực tế chứ không thể là những thứ viển vông xa vời. Khi đưa ra những giải pháp phải dùng lý trí, người làm kinh doanh luôn phải có cái đầu lạnh nhằm hạn chế tối đa những rủi ro thất bại.
Giỏi ngoại giao, giao tiếp
Không chỉ dừng lại ở việc bạn cần giao tiếp, trao đổi với nhân viên ,đồng nghiệp trong cùng công ty thì bạn cũng rất cần xã giao với đối tác, bạn bè, mạng lưới quan hệ bên ngoài để mở rộng quy mô đối tác, quy mô doanh nghiệp. Khả năng ăn nói hay giao tiếp cực kỳ quan trọng trong việc làm kinh doanh, quyết định phần lớn việc bạn sẽ đi xa được đến đâu trong ngành đấy. Nên nếu bạn còn rụt rè trong giao tiếp, ngại nói chuyện hay bắt chuyện với người lạ thì có thể rèn luyện thêm để cải thiện nhé.
Mức lương của ngành Quản trị kinh doanh là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang làm, vị trí bạn đảm nhiệm và tình hình công ty bạn như thế nào mà mức lương của bạn cũng có nhiều điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung vẫn sẽ luôn tuân theo một quy tắc, đó là phải dựa vào giá trị mà bạn đem lại cho công ty là nhiều hay ít. Để bạn có cái nhìn tổng quan khi trả lời câu hỏi: “Mức lương của ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu ?“. Swinburne đã tổng hợp mức lương tại một số vị trí như sau:
- Thử việc: 3 - 4 triệu
- Nhân viên kinh doanh: Trung bình 5 - 7 triệu, biên độ dao động lương lớn do có hoa hồng cao
- Chuyên viên: từ 8 - 15 triệu
- Trưởng phòng: Từ 12 - 20 triệu
- Giám đốc: Lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức trung bình thường trên 20 triệu
- Ngoài ra, với các nhân viên kỳ cựu, giàu kinh nghiệm, có thâm niên trong nghề từ 7 - 10 năm từ vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 80 triệu đồng/ tháng.
Quản trị kinh doanh tại Swinburne Việt Nam
Nhận bằng cử nhân trực tiếp từ Swinburne University of Technology, thuộc top 1% các trường đại học tốt nhất thế giới
Swinburne Việt Nam là chương trình liên kết đào tạo giữa Swinburne University of Technology và Đại học FPT. Sinh viên khi chọn chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Swinburne Việt Nam được cập nhật những kiến thức chuyên môn tiến bộ nhất trên thế giới và học tập cùng các chuyên gia hàng đầu. Toàn bộ nội dung và chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh đều được chuyển giao trực tiếp và đảm bảo quy trình kiểm định khắt khe từ Swinburne University of Technology, Australia.
Swinburne University of Technology được biết đến là một trong số những trường đại học tốt nhất, xếp thứ 285 trên Bảng xếp hạng QS Rankings 2024 và thuộc Top 1% các trường đại học hàng đầu thế giới.
Trong đó, ngành Kinh doanh của Swinburne đã khẳng định được uy tín khi nằm trong Top 350 các trường tốt nhất theo ngành học theo xếp hạng của QS Rankings 2024. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh sẽ nhận được tấm bằng cử nhân được cấp bởi Đại học Công nghệ Swinburne, Australia.
Đạt tiêu chuẩn kiểm định AACSB liên quan tới chất lượng đào tạo
Chương trình đào tạo về Kinh doanh của Swinburne University of Technology là một trong số ít các chương trình đào tạo được công nhận bởi AACSB. AACSB (Association to Advance Collegiate Schools of Business) là Hiệp hội phát triển giảng dạy kinh doanh bậc đại học. Đây là tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế lâu đời và uy tín về các chương trình đào tạo kinh doanh. Thành viên của tổ chức là các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard (Mỹ), Oxford (UK), Stanford (Mỹ), Yale (Mỹ), Sydney (Úc), Melbourne (Úc)…
Một điều tự hào là chỉ 5% các trường đào tạo ngành Kinh doanh trên thế giới có được sự công nhận này. Sự công nhận của AACSB rất quan trọng bởi nó bảo đảm với nhà tuyển dụng về tính nghiêm túc và giá trị thật của các bằng cấp.
Cơ hội việc làm rộng mở nhờ trải nghiệm thực tế sớm
Một trong những lợi thế khi là sinh viên Swinburne Việt Nam đó là có cơ hội việc làm rộng mở nhờ những trải nghiệm sớm. Hiện nay, các cựu sinh viên ngành Kinh doanh của Swinburne Việt Nam đều đang làm việc tại những công ty, tập đoàn lớn như: KMPG, Tập đoàn Ipsos, T&A Ogilvy, Tasco…Điều này có được bởi trong quá trình học sinh viên đã có những trải nghiệm thực tế gắn liền với doanh nghiệp.
Trong mỗi một môn học, sinh viên sẽ có ít nhất một buổi học cùng các Mentor (chuyên gia ngành) và tham gia giải quyết một bài toán do Mentor đặt ra. Những chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm liên quan đến ngành học và cái nhìn cận cảnh về công việc cũng như ngành nghề mà họ sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp.
Với mạng lưới kết nối rộng lớn, Swinburne có mối quan hệ hợp tác bền chặt và đã kí kết MOU với gần 100 doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như: InterContinenal, FPT Software, Panasonic, Nielsen, PwC, T&A Ogilvy, VnExpress, IBM Việt Nam, Viettel, Cisco, Toyota, VNPT, NashTech, Toyota…Sự hợp tác này giúp gia tăng cơ hội trải nghiệm của sinh viên tại các doanh nghiệp. Trong đó, Studytour & Fieldtrip là hoạt động tham quan doanh nghiệp diễn ra ít nhất một lần trong một môn học, giúp sinh viên hiểu hơn về môi trường kinh doanh và hình dung được công việc của các chuyên gia quản trị kinh doanh trong tương lai.
Vào năm thứ 3 khi học chuyên ngành, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh một lần nữa có cơ hội trải nghiệm tại doanh nghiệp trong Học kì thực tập (On the job trainning - OJT). Học kì thực tập diễn ra trong 1 kỳ kéo dài 3 tháng, là cơ hội để sinh viên dấn thân vào ngành công nghiệp, học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành và tham gia giải quyết các bài toán thực tế của doanh nghiệp.
Chi phí hợp lý tại Việt Nam và cơ hội chuyển tiếp học tập tại các trường có thứ hạng cao quốc tế
So với việc du học tại nước ngoài, du học tại chỗ với mức chi phí hợp lý và chất lượng đào tạo tương đương được xem là một xu hướng mới.
Trong quá trình học, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của Swinburne có thể chọn lựa học hoàn toàn tại Việt Nam, hoặc đăng ký chuyển tiếp sang Australia bất kì lúc nào sau khi đã hoàn thành ít nhất một môn học chuyên ngành. Sở hữu tấm bằng được cấp bởi Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) là một lợi thế vô cùng lớn khi sinh viên quyết định chuyển tiếp học tập tại các trường có thứ hạng cao trên thế giới.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những giải đáp cho câu hỏi ngành Quản trị kinh doanh là gì. Swinburne Vietnam Alliance Program mong rằng những thông tin này hữu ích đối với bạn và giúp bạn phần nào trong công cuộc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình nhé!
Tham gia Cộng Đồng sinh viên SWINBURNE tương lai: Tại đây
Trung ST