Huấn luyện Chuyên nghiệp (hay còn gọi là Professional Coaching) đang dần trở thành xu hướng mới ở Việt Nam. Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế - ICF định nghĩa Huấn luyện là sự hợp tác với khách hàng trong quá trình kích thích tư duy và sáng tạo và thông qua đó truyền cảm hứng để tối đa hóa tiềm lực cá nhân và nghề nghiệp của họ. Huấn luyện viên (Coach) tin rằng khách hàng là chuyên gia trong chính cuộc sống công việc của họ và tin rằng mọi khách hàng đều có khả năng sáng tạo và nhiều giải pháp. Trách nhiệm của huấn luyện viên là:
- Khám phá, làm rõ và thống nhất với những mục tiêu khách hàng muốn đạt được.- Khuyến khích khách hàng tự khám phá- Giúp khách hàng tự tạo ra các giải pháp cho riêng họ.- Hỗ trợ để khách hàng có trách nhiệm và cam kết đạt mục tiêu và chiến lược đã đề ra.
Trên thực tế, việc thực hành thói quen mới “hạn chế đưa lời khuyên cho người khác và đặt câu hỏi họ nhiều hơn” tưởng không khó mà thực ra khó không tưởng nếu không có nền tảng đúng đắn cũng như lựa chọn “phong cách Huấn luyện” phù hợp.
Cùng Mind Coach Vietnam điểm qua các phong cách Huấn luyện khác nhau được phân loại cho một số lĩnh vực phổ biến và tiêu biểu nhé!
Các lĩnh vực phổ biến nhất mà Coaching thường được triển khai:
1. Huấn luyện cấp Điều hành (Executive Coaching)
Huấn luyện cho cấp Điều hành chủ yếu tập trung vào các Giám đốc điều hành hoặc Lãnh đạo cấp cao để cải thiện hiệu suất của họ, giúp nâng cao chất lượng các quyết định liên quan đến công việc điều hành, tư duy chiến lược, thói quen và có thể là phong cách sống phù hợp với công tác dẫn dắt tổ chức. Thông thường, một Huấn luyện viên bên ngoài (External Coach) có kinh nghiệm và trình độ cao được thuê để hỗ trợ cá nhân 1:1 cho người điều hành cấp cao.
Huấn luyện viên giúp khách hàng đi đến những hướng giải quyết các vấn đề của họ và giải quyết chúng một cách phù hợp. Mức phí cho Huấn luyện cấp Điều hành thường cao hơn nhiều lần so với những lĩnh vực khác.
2. Huấn luyện Nghề nghiệp (Career Coaching)
Mục đích của Huấn luyện viên nghề nghiệp là giúp một cá nhân xác định rõ những mục tiêu và khát vọng liên quan đến sự nghiệp của họ. Người Huấn luyện viên sẽ kiểm tra năng lực, kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để cá nhân có thể lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất.
Các lĩnh vực mà Huấn luyện Nghề nghiệp thường được ứng dụng: lựa chọn nghề nghiệp cho giới trẻ, giúp các cá nhân muốn định hướng, xem xét lại sự nghiệp mình đang theo đuổi, giúp các cá nhân xây dựng một sự nghiệp mới, …
3. Huấn luyện về Lãnh đạo (Leadership Coaching)
Đúng như tên gọi của lĩnh vực này là Lãnh đạo, Huấn luyện viên giúp các nhà lãnh đạo, quản lý hay nhân viên thúc đẩy năng lực và phát triển kỹ năng lãnh đạo của họ. Ví dụ các nhà lãnh đạo hay quản lý mong muốn trở thành một người truyền cảm hứng nhiều hơn, tăng cường sự ảnh hưởng hay hiện diện trong tổ chức, quản lý cảm xúc bản thân, điều chỉnh các hành vi thiếu hiệu quả làm cho người khác không sẵn sàng hợp tác hay chịu sự ảnh hưởng của mình,…
Huấn luyện viên khuyến khích các nhà lãnh đạo nói về nỗi sợ hãi và các vấn đề của họ, khám phá các ý tưởng khác nhau và đưa ra những kết luận đáng giá, để dẫn đến các hành động mới mẻ.
4. Huấn luyện cho Doanh nghiệp (Business Coaching)
Huấn luyện Doanh nghiệp mang lại sự trợ giúp cho các nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp và đôi khi cho nhóm của họ về các vấn đề liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như: mô hình kinh doanh, tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, tính cạnh tranh trên thị trường, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, …để đạt được kết quả tốt hơn.
Đây là một quá trình trao quyền, trong đó huấn luyện viên thực hiện cách tiếp cận hoàn toàn mới và dành thời gian để lãnh đạo doanh nghiệp phản ánh và suy nghĩ về chiến lược, giá trị, mục đích, sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp.
5. Huấn luyện Cuộc sống (Life Coaching)
Mục đích của lĩnh vực này là xác định rõ các mục tiêu cá nhân và đạt được chúng bằng mọi giá. Huấn luyện viên có cách tiếp cận tổng thể và chú ý đến các lĩnh vực cá nhân vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu nghề nghiệp: các lĩnh vực và sự chúy ý có thể tập trung riêng biệt vào các nhánh: sức khỏe, tài chính, mục tiêu cuộc đời, phong cách sống, phát triển bản thân, tâm linh, …
Huấn luyện viên sẽ thúc đẩy và xây dựng mức độ tin cậy của khách hàng để họ có thể thực hiện những thay đổi phù hợp tốt hơn.
6. Huấn luyện Quản lý (Management Coaching)
Trong lĩnh vực Huấn luyện Quản lý, người huấn luyện viên sẽ giúp đỡ cá nhân trong việc quản trị con người, các quy trình làm việc trong đội nhóm. Mục đích là để phát triển các kỹ năng của cá nhân đó để họ có thể trở thành một nhà quản lý hiệu quả.
Huấn luyện viên cung cấp các gói dịch vụ 1-1 giúp giải quyết các vấn đề của cá nhân/khách hàng một cách cụ thể và tìm ra các giải pháp hướng đến sự phát triển và tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế, có đến 94% các Coach, bên cạnh dịch vụ Coaching của mình, họ còn cung cấp thêm các dịch vụ như Tư vấn, Đào tạo, Cố vấn, Giảng dạy, Trình bày trước công chúng…
Nguồn: Sưu tầm và Tổng hợpMind Coach Vietnam