Đầu năm mới, ngày xuất hành có ý nghĩa mở đầu may rủi cho cả một năm. Thường sau giao thừa có thể xuất hành du xuân.
Xuất hành nguyên nghĩa là việc đi ra khỏi nhà, khỏi làng - tức chuyến đi đầu tiên của năm; ngày nay, xuất hành với nhiều người là việc đi nói chung suốt trong những ngày đầu năm. Vì thế, nhiều người xem xét rất kỹ giờ giấc, hướng đi sao cho phù hợp với mình; lại còn cẩn thận chọn bạn đồng hành, xem thời thiết, hướng gió... với mong muốn gặp điều may mắn, tránh không để xảy ra rắc rối.
Với nhiều người, xuất hành đầu năm nhất thiết tránh các ngày nguyệt kỵ (còn gọi là ngày con nước) mùng 5, 14, 23 (Mùng năm, mười bốn, hai ba /Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn). Ba ngày trên là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương của Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là Cửu cung. Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số Cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).
Nhiều người xem rất kỹ giờ giấc, hướng để xuất hành du xuân và nhất thiết tránh ngày con nước. Ảnh minh họa của vietnamplus.vnNgôi huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (Trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai. Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu. Đây cũng là những ngày “con nước’’, tức ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè, đem đến xui xẻo cho mọi người, nhất là khi đi xa.
Xét ở góc độ khoa học, những ngày trên, con người bị tác động mạnh của lực tương hỗ với mặt trăng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh, dễ làm con người mất tự chủ. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay “cắn hóng”.
Các đền chùa là địa chỉ được nhiều người Việt lựa chọn xuất hành, du xuân. Ảnh kinhtedothi.vnNghiên cứu chi tiết sẽ cho thấy, đầu tháng, mùng 5 Âm lịch là thời điểm mặt trăng bắt đầu dần dần tròn trịa và sáng hơn; thời điểm ngày 14 là giữa tháng, khi ấy mặt trăng tròn, sáng vằng vặc; thời điểm ngày 23 thì mặt trăng khuyết dần. Vào những mốc thời gian này thủy triều lên xuống bất thường, các dòng hải lưu chảy mạnh hoặc yếu không ổn định như những ngày bình thường. Chế độ gió, từ trường biến đổi khác, độ phèn xâm lấn vào đất canh tác vùng biển nhiều hơn.
Như vậy, quan niệm truyền thống, kinh nghiệm dân gian đã được soi chiếu bằng luận cứ khoa học. Dù sao đi nữa, mở đầu năm mới, không ai muốn điều xui xẻo xảy đến với mình. Và vì thế, người ta quan niệm “có kiêng có lành”.
Virus corona và những hệ lụy có thể xảy raNgười nhiễm virus corona mới (nCoV) có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy ...
Ai sướng - Ai khổ vì Corona?Đến giờ này thì ai ai cũng biết về Corona đã có mặt tại Việt Nam. Đây là loại virus lạ hiện đang gây xôn ...
Tối 30 Tết: Bệnh viện Bạch Mai sẵn sàng ứng phó dịch bệnh viêm phổi lạ do virus coronaTối 24/1 (tức 30 Tết), đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã tới động viên thăm hỏi ...