Trẻ em và người lớn cần được chích ngừa vắc xin phòng các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra theo đúng lịch tiêm phế cầu quy định. Tuy nhiên, mỗi loại vắc xin phế cầu lại có những phác đồ tiêm khác nhau, khiến cho Quý phụ huynh bỏ lỡ những mũi tiêm của trẻ, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tiêm phòng. Vậy gồm có những loại vắc xin phế cầu nào? Lịch tiêm cụ thể ra sao? Cần phải làm gì để không khiến trẻ bị trễ lịch tiêm?
Có cần thiết tiêm phòng phế cầu cho trẻ không?
CÓ, thậm chí rất cần thiết tiêm phế cầu cho trẻ. Phế cầu là một loại vi khuẩn có thể gây ra những tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Phế cầu khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp trên, vì thế chúng có khả năng lây lan rất mạnh mẽ và nhanh chóng trong cộng đồng. Phế cầu khuẩn thường lây truyền từ người qua người thông qua sự tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, thậm chí phế cầu khuẩn còn có thể lây lan thông qua những tiếp xúc thông thường với những đồ vật bị nhiễm vi khuẩn sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Quá trình lây nhiễm diễn ra phổ biến nhất ở trường học, khu vui chơi, trường mầm non, nhà trông trẻ,…
Phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ mà còn tiềm ẩn nguy cơ tử vong đáng báo động như viêm phổi, viêm màng não, viêm mũi họng, viêm tai giữa cấp, nhiễm khuẩn huyết,…
Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm, khả năng đề kháng kháng sinh của phế cầu khuẩn cũng trở ngại lớn khiến thời gian điều trị bị kéo dài, cần sử dụng các loại kháng sinh mạnh hơn, kéo theo chi phí điều trị tăng cao. Cho trẻ tiêm vắc xin phòng phế cầu có thể giảm thiểu nguy cơ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Vì vậy, việc phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phế cầu là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với trẻ.
Các loại vắc xin phòng phế cầu
Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng phế cầu, bao gồm:
- Synflorix: được nghiên cứu, phát triển, điều chế và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới tại Bỉ - Glaxosmithkline (GSK). Vắc xin Synflorix có khả năng phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm phổi, hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm tai giữa cấp, nhiễm khuẩn huyết,…
- Prevenar 13: được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới tại Mỹ - Pfizer, được điều chế và sản xuất tại Bỉ. Vắc xin Prevenar 13 có khả năng phòng ngừa các bệnh gây ra bởi 13 chủng phế cầu khuẩn nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay, gồm phế cầu khuẩn type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F.
Lịch tiêm phế cầu cho trẻ em và người lớn
1. Lịch tiêm vắc xin phế cầu Synflorix
Đối với trẻ từ 6 tuần - 6 tháng tuổi, áp dụng lịch tiêm 4 mũi:- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.
- Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.
- Mũi 3: vào 6 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi 3.
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
2. Lịch tiêm mũi phế cầu Prevenar 13
Đối với trẻ từ 6 tuần - dưới 7 tháng tuổi: áp dụng lịch tiêm 4 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
- Mũi 4 (mũi nhắc lại): sau 8 tháng kể từ mũi thứ 3
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Đối với trẻ từ 7 tháng - dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), áp dụng lịch tiêm 3 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 là 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Đối với trẻ từ 12 tháng - dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó), áp dụng lịch tiêm 2 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phế cầu
Tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phế cầu có một số tác dụng phụ có thể gây ra sau khi tiêm, bao gồm:
- Đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc xin phế cầu. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự giảm sau vài ngày.
- Sốt nhẹ: Một số người có thể trải qua cơn sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin phế cầu. Tuy nhiên, triệu chứng này thường tự giảm sau vài ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Buồn nôn, ói mửa: Một số người có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc ói mửa sau khi tiêm vắc xin phế cầu. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra và sẽ tự giảm sau vài giờ.
- Phản ứng dị ứng: Một vài trường hợp rất hiếm có thể gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin phế cầu. Các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, ho, ngứa da, phát ban. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin phế cầu, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Các tác dụng phụ khác: Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, còn có một số tác dụng phụ khác của vắc xin phế cầu có thể gây ra, tùy thuộc vào cơ thể mỗi người.
Chích ngừa vắc xin phế cầu trễ lịch có sao không?
CÓ. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm phòng hoặc không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng phác đồ quy định, khả năng phòng bệnh của bé sẽ bị giảm thiểu đáng kể và bé có nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do phế cầu gây ra, đặc biệt là trong các mùa cao điểm của dịch bệnh.
Để tránh bỏ lỡ việc tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên tuân thủ chặt chẽ lịch tiêm quy định. Nếu xảy ra trường hợp quên hoặc trẻ bị bệnh/sốt không thể tiêm theo lịch, phụ huynh cần liên hệ với các cơ sở tiêm chủng gần nhất để được hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC có hệ thống nhắc lịch tiêm tự động thông qua SMS. Với công cụ nhắc lịch tiêm thông qua mã code Khách hàng, Quý Khách hàng không những có thể dễ dàng truy cập thông tin này trong những lần tới các trung tâm khác nhau của VNVC mà không cần phải khai báo lại, mà còn có thể kiểm tra hồ sơ tiêm chủng hoặc đặt lịch hẹn thông qua trang web chính thức của VNVC.
Tại VNVC, Khách hàng được nhắc lịch tiêm thông qua tin nhắn nhắc lịch tự động giúp Quý phụ huynh chủ động trong việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho con theo đúng lịch và đủ mũi, đặc biệt sự ra đời của Mobile App VNVC cũng giúp Khách hàng thuận tiện hơn trong việc tra cứu lịch sử tiêm chủng.
Nhằm tối ưu hóa sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng trong việc nắm bắt thông tin tiêm chủng của trẻ em và người lớn, VNVC đã phát triển ứng dụng VNVC Mobile App với tính năng tra cứu lịch sử tiêm chủng vượt trội, giúp Quý phụ huynh yên tâm khi đưa con đi tiêm ngừa mà không còn lo lắng về việc phải bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm của cho trẻ. Ngoài ra, VNVC Mobile App còn sở hữu nhiều chức năng hiện đại, mang đến hàng ngàn tiện ích cho Quý Khách hàng tại VNVC như: Cập nhật thông tin về dịch bệnh, vắc xin và tiêm chủng; đề xuất vắc xin cần thiết theo độ tuổi và các yếu tố dịch tễ; tạo hồ sơ, theo dõi phác đồ, đặt lịch, nhắc lịch tiêm; đặt mua vắc xin; cập nhật các ưu đãi hấp dẫn, nhật ký hành trình tiêm chủng;…
Để tải app, đăng ký tài khoản và tra cứu lịch sử tiêm chủng cho trẻ, Qúy Khách hàng vui lòng truy cập tại đây.
Khi tiêm vắc xin phế cầu tại VNVC, bố mẹ có thể đặt giữ các loại vắc xin theo lịch trình để đảm bảo con được tiêm đúng ngày, từ đó đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Không chỉ riêng lịch tiêm phế cầu, lịch tiêm cho tất cả các liều vắc xin tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đều được thông báo trước ngày tiêm cho Quý Khách hàng, đảm bảo cho mọi người không bị trễ lịch tiêm, trễ mũi tiêm, bảo vệ trọn vẹn sức khỏe của Quý Khách hàng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh hô hấp diễn biến phức tạp.