Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng mắt bị đỏ, ngứa và sưng do phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật… Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu này, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng. Vậy đâu là những loại thuốc nhỏ mắt hiệu quả và an toàn cho người bị viêm kết mạc dị ứng? Hãy tìm hiểu chi tiết các vấn đề trên thông qua chia sẻ của ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng, Trung tâm Mắt Công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Tổng quan về bệnh viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm lớp màng bao phủ lòng trắng của mắt và bên trong mí mắt. Tình trạng viêm này xuất hiện do phản ứng dị ứng với các chất kích ứng trong môi trường như phấn hoa, bụi, lông thú hoặc hóa chất.
Khi mắt tiếp xúc với tác nhân trên, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ kích hoạt để “chống lại”. Các tế bào mast trong màng kết mạc sẽ giải phóng các chất trung gian gây viêm như histamine. Histamin kích thích làm cho các mạch máu ở kết mạc sung huyết khiến cho kết mạc đỏ, gây ngứa và chảy nước mắt. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nhằm đẩy chất kích ứng ra ngoài. Tuy nhiên, khi tiếp xúc kéo dài hoặc thường xuyên, tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm kết mạc dị ứng thông thường sẽ được chia ra 2 loại: Viêm kết mạc dị ứng theo mùa và viêm kết mạc dị quanh năm. Triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng rất đa dạng, khi mắc bệnh bạn có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Mắt đỏ là triệu chứng rõ ràng nhất, đặc biệt đỏ nhiều ở tròng đen.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong mắt giống như như có vật gì trong mắt.
- Trong 1 số trường hợp nặng, kết mạc dưới mí mắt có thể sưng lên và trông sần sùi.
- Mắt tiết ra nhiều dịch hoặc có nhiều nước mắt hơn. Nếu có nhiễm trùng, dịch tiết có thể có màu vàng hoặc xanh lá.
- Xuất hiện ghèn và tạo thành lớp màn vào ban đêm khiến mí mắt bị dính chặt lại sau khi thức dậy.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc dị ứng, dưới đây là 1 số nguyên nhân phổ biến gây viêm mắt dị ứng bao gồm:
- Phấn hoa: đây là tác nhân gây dị ứng mắt phổ biến, đặc biệt vào mùa xuân khi cây và hoa phát tán phấn nhiều trong không khí. Các loại phấn hoa gây ra triệu chứng có thể khác nhau tùy vào từng người.
- Động vật: Lông và tế bào da của chó, mèo hoặc các loại thú nuôi khác có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm. Ngoài ra, nước bọt của động vật cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng, dẫn đến ngứa mắt và chảy nước mắt.
- Kính áp tròng: Có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn trên kính áp tròng nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Ngoài ra khi đeo quá lâu sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho mắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
- Hóa chất, khói bụi: Hóa chất từ mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng hoặc khói bụi từ thuốc lá, xe cộ cũng có thể gây kích ứng mắt và dẫn đến viêm mắt dị ứng.
>> Cẩn trọng về tình trạng: Viêm kết mạc dị ứng do thuốc
Các loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng nào tốt?
Để có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng hiệu quả và tốt nhất, phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào trường hợp viêm kết mạc dị ứng mà sử dụng các loại thuốc khác nhau.
1. Thuốc nhỏ mắt kháng Histamin
Kháng histamin là thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng hàng đầu để điều trị bệnh viêm kết mạc. Thuốc giúp gây ức chế histamin từ đó làm giảm các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng và chảy nước mắt. Đồng thời còn ngăn chặn quá trình viêm, bảo vệ mắt khỏi những tổn thương lâu dài.
Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt kháng histamin chỉ có thể kéo dài trong vài giờ. Thuốc cũng có thể khiến mắt bạn khô hơn, người bệnh có thể cần nhỏ thuốc nhiều lần trong ngày.
2. Thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào Mast
Đây là loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng được các chuyên gia đánh giá cao để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng dị ứng ở mắt. Giúp duy trì ổn định các tế bào mast trong hệ miễn dịch, ngăn chặn các tế bào mast giải phóng histamin, từ đó làm dịu và bảo vệ mặt bạn khỏi các triệu chứng của viêm kết mạc, giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, sưng, chảy nước mắt [1]…
Thuốc ổn định tế bào mast mất nhiều thời gian hơn để mang lại hiệu quả so với thuốc kháng histamin nhưng sẽ có tác dụng lâu dài hơn. Hơn hết khi sử dụng thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào mast, người bệnh có thể sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu nhất có thể, cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
3. Thuốc nhỏ mắt chống viêm
Thuốc nhỏ mắt chống viêm rất hữu ích trong điều trị viêm kết mạc và được chia ra làm 2 nhóm: thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) và thuốc corticosteroid. Với thành phần corticoid và kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm và hạn chế nguy cơ biến chứng. Các bệnh lý thường chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt kháng viêm gồm: viêm kết mạc, dị ứng mắt, viêm mống mắt và phòng ngừa viêm sau phẫu thuật mắt.
Tuy nhiên, theo như chia sẻ của các bác sĩ, cần lưu ý không sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid trong thời gian dài, trừ khi trường hợp của bạn thực sự nghiêm trọng vì dễ gây tác dụng phụ như tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Hãy luôn dùng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng theo chỉ định của bác sĩ và ngưng sử dụng nếu gặp các phản ứng không mong muốn.
4. Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng
Khi bị viêm kết mạc, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng để làm giảm các triệu chứng viêm, ngứa hay đỏ mắt do dị ứng gây ra. Nếu nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào ở mắt như: đau nhức, mờ mắt.. hãy ngưng sử dụng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ càng sớm càng tốt.
5. Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn như một loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng. Với thành phần chứa kháng sinh mạnh như neomycin, ofloxacin, chloramphenicol. Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn giúp giảm nhanh triệu chứng sưng, đỏ và đau nhức do viêm kết mạc gây ra. Để đạt hiệu quả tối ưu, người dùng nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý ngưng thuốc khi chưa hoàn thành liệu trình.
6. Thuốc nhỏ mắt dị ứng kết hợp
Mặc dù nước mắt nhân tạo có thể được sử dụng để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, nhưng chúng không phải là thuốc chữa khỏi và tình trạng bệnh sẽ tự khỏi.
Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng kết hợp có thể điều trị đồng thời nhiều triệu chứng của viêm kết mạc. Chúng có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau, giúp điều trị đồng thời nhiều triệu chứng của dị ứng mắt. Thay vì chỉ tập trung vào 1 triệu chứng như ngứa hoặc đỏ mắt, thuốc này có thể giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc, mang lại hiệu quả điều trị toàn diện hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc dị ứng
Sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng là cần thiết để nhanh chóng ngăn chặn sự ảnh hưởng của viêm kết mạc. Tuy nhiên phải tuân thủ những lưu ý dưới đây để tránh xảy ra tình trạng phản ứng ngược:
- Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc dị ứng, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn được ghi trên nhãn và chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, nếu đang mắc phải các vấn đề như nhiễm trùng mắt hoặc tăng nhãn áp, hãy tránh dùng thuốc nhỏ mắt thông thường [2]. Thay vào đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án điều trị thích hợp.
- Đảm bảo rửa tay thật sạch trước và sau khi nhỏ mắt và tránh tình trạng chạm tay vào mắt sẽ khiến tình trạng thêm tồi tệ và có nguy cơ lây sang phần mắt còn lại. Tốt nhất hãy sử dụng bông gòn hoặc khăn sạch vệ sinh các dịch từ mắt.
- Hãy nhớ không để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt, việc này giúp tránh tình trạng vi khuẩn trên lọ xâm nhập vào mắt gây nên nhiễm trùng nặng hơn.
- Ngoài ra nên tuân thủ liều lượng và tần suất theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong điều trị viêm kết mạc dị ứng. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc vì có thể gây khô mắt, kích ứng hoặc phản ứng phụ không mong muốn.
Một số cách chăm sóc mắt khác khi bị viêm kết mạc dị ứng
Ngoài việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng, người bệnh nên áp dụng thêm các phương pháp chăm sóc mắt khác để đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi của mắt:
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt hàng ngày giúp làm sạch bụi bẩn và tác nhân gây dị ứng. Tránh chạm tay bẩn vào mắt và đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi các yếu tố gây viêm nhiễm.
- Để hạn chế lây nhiễm chéo, hãy sử dụng đồ cá nhân riêng biệt như khăn mặt, chậu rửa mặt. Vừa đảm bảo vệ sinh, giúp cho việc hồi phục nhanh chóng vừa hạn chế việc lây lan không đáng có.
- Ngoài ra nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức kháng của mắt. Những thực phẩm này bao gồm cà rốt, cam, và cà chua. Duy trì 1 chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe mắt của bạn.
- Tránh sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài. Hãy cho mắt có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
- Nếu mắt bị sưng đỏ, chườm lạnh bằng cách bọc đá trong khăn mỏng có thể giúp giảm phù nề và làm dịu mắt. Kết hợp các cách chăm sóc này với thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng sẽ giúp phục hồi nhanh và bảo vệ mắt khỏi nguy cơ viêm kết mạc tái phát.
Kết hợp các phương pháp trên và tuân theo theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp phục hồi nhanh chóng và bảo vệ nguy cơ viêm kết mạc tái phát.
Câu hỏi thường gặp về thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng có thể dùng thuốc nhỏ mắt để đẩy nhanh quá trình chữa trị và phục hồi. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết phải sử dụng loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng nào, hay điều trị bao lâu để chấm dứt tình trạng trên.
1. Viêm kết mạc dị ứng nên dùng thuốc nhỏ mắt gì?
Viêm kết mạc dị ứng có thể được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo và tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt phù hợp với từng trường hợp, thường là thuốc chứa ketotifen hoặc các loại thuốc khác mạnh hơn. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng, đặc biệt là corticosteroid, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt. Do đó, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các rủi ro không mong muốn
2. Sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng bao lâu thì hết?
Thời gian điều trị viêm kết mạc dị ứng bằng thuốc nhỏ mắt còn phải tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Thông thường các trường hợp viêm kết mạc do virus thường không quá nặng, bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 14 ngày. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa 1 số kháng sinh hoặc kháng viêm sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Còn nếu do vi khuẩn, tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Điểm đáng chú ý khi sử dụng thuốc kháng sinh khi bị viêm kết mạc do vi khuẩn là phải có sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài việc sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng, nên hạn chế tác động xấu lên giác mạc như dụi mắt vì khi bị viêm kết mạc, người bệnh thường cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy ở mắt. Nếu những tình trạng trên không thuyên giảm hay có dấu hiệu xảy ra các biến chứng khác, cần liên hệ và đến ngay Trung tâm Mắt - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và Đơn vị Mắt - Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Với những chia sẻ và thông tin trên, hy vọng đã giúp mọi người phần nào biết cách chọn thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của đôi mắt, hãy nhớ tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị và nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường nào phải đến cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.