Trong cuộc sống hàng ngày, đo lường khối lượng là một hoạt động quan trọng phổ biến. Hoạt động này giúp chúng ta xác định trọng lượng của các vật thể cần đo lường xung quanh một cách chính xác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, chúng ta cần chuyển đổi giữa các đơn vị đo khối lượng khác nhau để phục vụ những mục đích nhất định. Trong bài viết hôm nay, Vinacontrol CE sẽ giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn cách chuyển đổi từng đơn vị chi tiết tới bạn đọc.
1. Đơn vị đo khối lượng là gì?
1.1 Đơn vị là gì?
Đơn vị là một đại lượng dùng để đo lường, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, toán học, hóa học và cả trong cuộc sống thường ngày.
Ví dụ như: ki-lô-mét, mét, xen-ti-mét là đơn vị đo độ dài.
✍ Xem thêm: Đơn vị đo độ dài là gì? Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo độ dài
1.2 Khái niệm đơn vị đo khối lượng
Khối lượng là lượng chất mà một vật có thể xác định được bằng cách đo trọng lượng của vật đó. Để đo khối lượng của một vật thể, ta cần sử dụng một cái cân và dùng các đơn vị đo khối lượng để mô tả trọng lượng (khối lượng) của vật thể.
Ví dụ như một bao gạo có cân nặng là 10kg thì 10 chính là khối lượng của kiện hàng còn kg là đơn vị đo khối lượng của bao gạo đó.
Như vậy, đơn vị đo khối lượng chính là đơn vị để cân một vật cụ thể, tùy thuộc vào kích thước hay thể tích của từng vật mà chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả cân nặng của vật đó.
Ví dụ: Đối với những vật có khối lượng rất lớn như xe tải thì người ta sẽ sử dụng tấn hoặc tạ để nói về khối lượng của nó thay vì sử dụng những đơn vị đo nhỏ như Hg, Yến, Kg,...
Đối với cơ thể người, chúng ta sẽ sử dụng đơn vị đo kg để thể hiện cân nặng, ví dụ cân nặng của bạn là 32kg.
1.3 Một số đơn vị đo khối lượng phổ biến
- Gam (g): Đơn vị cơ bản nhất, thường được sử dụng cho các vật nhỏ hoặc lượng nhỏ.
- Kilogam (kg): Bằng 1000 gam, là đơn vị khối lượng chính trong hệ thống đo lường quốc tế.
- Miligam (mg): Bằng 0.001 gam, thường được sử dụng cho các lượng rất nhỏ, như trong y học.
- Tấn (t): Bằng 1000 kilogam, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và giao thông vận tải.
- Microgram (µg): Bằng 0.000001 gam, được sử dụng trong các ứng dụng khoa học và y học.
Bảng đo khối lượng
✍ Xem thêm: Kiểm định cân lò xo | Quy trình kiểm định chi tiết
2. Bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác
Một bảng đơn vị đo khối lượng chuẩn xác sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái sang phải. Trong đó, đơn vị đo Kilogam (kg) sẽ được đặt ở trung tâm và Kg cũng chính là đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Dưới đây sẽ là bảng đơn vị khối lượng tiêu chuẩn mà học sinh cần ghi nhớ:
Tấn
Tạ
Yến
Kg (ki lô gam)
Hg (héc tô gam)
Dag (đề ca gam)
G (gam)
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg
1 tạ = 10 yến = 100kg
1 yến = 10 kg
1 kg = 10 Hg = 1000 g
1 Hg = 10 dag = 100g
1 dag = 10 g
1g
Trong bảng đo lường trên, ta thấy các đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là tấn, tạ, yến, kg, hg, dag. Khi lấy kilôgam là đơn vị chuẩn thường được sử dụng phổ biến, ta có thể thấy được có các đơn vị lớn hơn kg và có những đơn vị nhỏ hơn kg đứng về hai phía của bảng theo thứ tự từ trái qua phải. Đơn vị đứng trước lớn gấp 10 lần đơn vị đứng sau.
✍ Xem thêm: Giám định số lượng, khối lượng hàng hoá theo hợp đồng | Uy tín
3. Cách đổi đơn vị đo khối lượng
3.1 Gợi ý cách đổi đơn vị đo khối lượng dễ nhớ nhất
Để tránh được những nhầm lẫn trong quá trình quy đổi, chúng ta cần phải nắm chắc được những nguyên tắc sau:
- Mỗi đơn vị bé hơn sẽ bằng 1/10 đơn vị đứng liền kề trước nó, ví dụ: 1 dag = 0,1hg hay 1 tạ = 0,1 tấn
- Mỗi đơn vị sẽ lớn hơn gấp 10 lần so với đơn vị đừng liền kề sau nó, ví dụ: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến
- Hoặc cũng có thể hiểu bảng chuyển đổi đơn vị khối lượng như sau: Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn liền kề sẽ chia số đó cho 10, khi đổi từ đơn vị đo lớn sang đơn vị bé liền kề thì nhân số đó với 10.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các kết quả chuyển đổi đơn vị đo khối lượng phổ biến dưới đây:
Đổi kilogam sang gam, tấn, tạ, yến, lạng.
- 1 kg = 0.001 (tấn)
- 1 kg = 0.01 (tạ)
- 1 kg = 0.1 (yến)
- 1 kg = 10 (hg) hay ta thường gọi 1 hg = 1 lạng, nên 1kg = 10 lạng.
- 1 kg = 100 (dag)
- 1 kg = 1000 (g)
- 1 kg = 100,000 (cg)
- 1 kg = 1,000,000 (mg)
Hectogam chính là tên gọi quốc tế và 1 lạng sẽ tương đương với 1 héc tô gam
1 lạng(hectogam) bằng bao nhiêu kg, tạ, yến, tấn
- 1 lạng = 0.1 (kg)
- 1 lạng = 10 (dag)
- 1 lạng = 0.01 (yến)
- 1 lạng = 0.001 (tạ)
- 1 lạng = 0.0001 (tấn)
- 1 lạng = 10000 (centigam)
- 1 lạng = 100,000 (miligam)
1 decagram bằng bao nhiêu kg, lạng, tạ, yến
- 1 decagram = 0.1 (lạng)
- 1 decagram = 0.01 (kg)
- 1 decagram = 0.001 (yến)
- 1 decagram = 0.0001 (tạ)
- 1 decagram = 0.000.01 (tấn)
3.2 Hai quy tắc áp dụng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
Khi chuyển đổi đơn vị đo, chúng ta cần nắm rõ hai quy tắc sau:
► Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn xuống đơn vị bé hơn liền kề, ta thêm vào số đó một chữ số 0. Nếu một đơn vị ở giữa ta thêm hai số 0 và cách hai đơn vị ta thêm 3 số 0 và tương tự.
Ví dụ: 6 tấn = 60 tạ = 600 yến = 6000 kg
60 kg = 600 Hg = 6000 dag và = 60.000 g
► Quy tắc 2: Muốn đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn liền kề, ta chia số đó cho 10 hay nói cách khác bớt số đó đi một chữ số 0
Ví dụ: 6000 gam = 600 decal gam = 6 hecta gam và = 6kg
60.000 kg = 6.000 yến = 600 tạ = 60 tấn
Hai quy tắc áp dụng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
4. Lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng
- Khi đổi các đơn vị với nhau ta phải xác định được các đơn vị liền kề hay cách nhau mấy vị trí. Ta cần ghi nhớ vị trí, sắp xếp thứ tự của chúng để tránh việc bị nhầm lẫn các đơn vị liền kề trước và sau.
- Đảm bảo viết và xác định đúng thứ tự lớn đến bé hay từ bé đến lớn của các đơn vị đo, khi đó ta mới hiểu đúng về quy luật quy đổi giữa các đơn vị đó
- Khi đổi đơn vị đó có thể không thu được kết quả là một số đẹp, nếu ra kết quả có thừa số quá dài ta có thể viết rút gọn tối thiểu ba số sau dấu phẩy của số đó hoặc thực hiện việc rút gọn đến chữ số thập phân thứ mấy trong yêu cầu của đề bài
- Nên dùng máy tính để dễ dàng chuyển đổi chính xác và tránh sai số
- Bên cạnh việc chắc chắn xác định đúng mối liên hệ giữa các đơn vị đó, nếu muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo khối lượng ta phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần hiểu được quy luật và mối liên hệ của các đơn vị đo đó. Từ đó giúp cho các kiến thức này được ghi nhớ lâu và chính xác.
✍ Xem thêm: Đo lường và hoạt động đo lường là gì? Đơn vị đo lường uy tín
5. Dụng cụ dùng để đo khối lượng
- Cân điện tử: có thiết kế nhỏ gọn, bề ngoài đẹp, sai số ít hiển thị kết quả số trên màn hình. Nếu đứng từ nhiều vị trí khác nhau cũng xem được kết quả. Ngoài chức năng cân khối lượng cân còn có thể ghi nhớ các số liệu.
- Cân đồng hồ: dễ sử dụng, giới hạn đo lớn, chịu được va chạm, sử dụng được ngay và lâu dài không cần phải thay pin
- Cân bàn điện tử: cân có giới hạn đo lớn, kết quả đo hiện lên màn hình dễ đọc và chính xác, cân chắc chắn và chịu được va chạm.
Thiết bị cân được sử dụng trong lĩnh vực y tế
✍ Xem thêm: Kiểm định cân y tế | Kiểm định thiết bị y tế uy tín
6. Cách đo khối lượng đồ vật
Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn được cân phù hợp. Ta cần chọn cân có giới hạn đo lớn hơn khối lượng của vật cần đo
Ví dụ muốn cân một khối lượng cơ thể ta ước lượng khối lượng của mình là 50kg từ đó ta cần chọn cân có giới hạn đo là 100 kg
Bước 2: Thao tác đo khối lượng trường hợp dùng cân đồng hồ. Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng, ta cần điều chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo. Khi đặt vật lên trên quả cân xong ta đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân để đọc được con số chính xác. Cuối cùng đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
✍ Xem thêm: Hiệu chuẩn thiết bị là gì? 5 nội dung quan trọng cần lưu ý
7. Các dạng bài toán về đơn vị đo khối lượng
Dạng 1: Đổi các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng
Cách giải cách giải của dạng bài này rất đơn giản, chúng ta chỉ cần nắm vững thứ tự các đơn vị trong bảng và cách quy đổi như bài viết đã đề cập.
Ví dụ:
12 yến = …. kg 10 tấn = … g 100 tạ = …. hg
13 tạ = … dag 4 tạ 12 kg = … kg 4 tấn 6 kg = … kg
Hướng dẫn giải như sau:
a) Khi đổi 12 yến sang kg ta phải xác định được đơn vị cần chuyển.
Đó chính là yến => kg. Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì chia số đó cho 10. Khi đó 1 yến = 1/10 kg
Như vậy: 12 yến = 12/10 kg hay 1,2 kg
b) 10 tấn = …..g
Dựa vào danh sách bảng đơn vị đo khối lượng ở trên ta có 1 tấn = 1.000.000 g nên 10 tấn ta sẽ nhân với 10. Kết quả là 10 tấn = 10.000.000 g.
Tương tự như vậy, các bài toán sau chắc chắn rất dễ dàng rồi phải không các bạn!
Dạng 2: Thực hiện phép so sánh
Cách làm: khi so sánh các đơn vị đo giống nhau ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên. Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó thực hiện phép so sánh như bình thường.
Ví dụ: 600 g và 60 decagam. Đổi 60 dag = 600 g vậy 600 g = 60 dag
Dạng 3: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Cách làm: khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự các phép tính với số tự nhiên. Sau đó thêm đơn vị đo khối lượng và kết quả. Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, ta phải quy đổi về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện các phép tính bình thường.
Ví dụ:
17 kg + 3 kg = ? 23 kg + 123 g =? 54 kg x 2 =?
1055 g : 5 =? 6 tạ 4 yến + 20 kg = 10kg 34 dag - 5523 g = ?
Để làm được những bài toán tính toán này, trước hết chúng ta phải đưa về cùng một đơn vị đo sau đó mới được cộng trừ.
Ví dụ: 17 kg + 3 kg = 20 kg (Cùng đơn vị đo là kg)
23 kg + 123 g = 23000 g + 123 g = 23123 g (Đưa về cùng đơn vị đo là g)
Tương tự như vậy, các bạn hãy làm các bài toán còn lại theo hướng dẫn nhé.
Dạng 4: bài toán có lời văn
Cách làm: ta phải đọc kỹ đề bài xem đề bài có cùng đơn vị không. Nếu không cùng đơn vị thì phải đổi cho về cùng đơn vị. Nếu các dữ kiện bài toán cho cùng một đơn vị nhưng yêu cầu là một đơn vị khác thì ta giải bài toán theo các bước bình thường. Sau đó bước kết luận chúng ta sẽ đổi về đơn vị đề bài yêu cầu.
Ví dụ:
Một ô tô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở được 3 tạ muối. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu yến?
Bài toán này để tính được ô tô đó chở cả hai lần được bao nhiêu yến thì phải đưa số muối chở ở hai lần về cùng đơn vị đo là yến.
Ta có:
1 tấn = 100 yến => 3 tấn = 300 yến
1 tạ = 10 yến => 3 tạ = 30 yến
Cả hai lần chuyến xe đó chở: 300 yến + 30 yến = 330 yến
Các dạng bài toán về đơn vị đo khối lượng
Kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng là một kỹ năng vô cùng hữu ích và quan trọng. Vinacontrol CE hy vọng với các thông tin về bảng đơn vị đo khối lượng và các cách chuyển đổi đơn vị hiệu quả sẽ giúp bạn đọc dễ dàng thực hành kỹ năng đo lường, xác định trọng lượng vật thể chính xác và hiệu quả. Hãy sử dụng bảng này như một công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề liên quan đến khối lượng trong cuộc sống hàng ngày của bạn.