Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Với tài liệu này các em sẽ biết công dụng, phân loại của một số đồng hồ điện và biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. Dưới đây là nội dung chi tiết các em tham khảo nhé
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
• Nội dung chính
- Công dụng của đồng hồ điện.
- Phân loại đồng hồ điện.
- Công dụng của 1 số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
I. Đồng hồ điện
1. Công dụng của đồng hồ đo điện
• Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện.
• Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật.
• Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
2. Phân loại đồng hồ đo điện
- Phân loại theo đại lượng cần đo.
Đồng hồ đo điệnĐại lượng đoAmpe kếCường độ dòng điệnOát kếCông suấtVôn kếĐiện ápCông tơĐiện năng tiêu thụ của mạch điệnÔm kếĐiện trở mạch điệnĐồng hồ vạn năngĐiện áp, dòng điện, điện trở3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.
• Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:
II. Dụng cụ cơ khí
Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.
Một số loại dụng cụ cơ khí:
Tên dụng cụHình vẽCông dụngThước cuộnĐo chiều dàiThước cặpĐo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗPan meĐo chính xác đường kính dây điện (1/1000)Tua vítVặn ốcBúaTạo lực đậpCưa sắtCắt, cắt ống nhựa và kim loạiKìmCắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nốiKhoan cầm tayKhoan lỗ trên gỗ, bê tông,… để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điệnIV. Ghi nhớ
Đồng hồ đo điện- Gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng.
- Giúp phát hiện những hư hỏng về kĩ thuật của mạch điện và đồ dùng điện.
Dụng cụ cơ khí- Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, ...
- Hiệu quả công việc phụ thuộc vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tên một số đồng hồ đo điện là:
A. Ampe kế B. Vôn kế C. Ôm kế D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Tên một số đại lượng đo điện là:
A. Ampe B. Oát C. Ôm D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Hãy cho biết V là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?
A. Vôn kế B. Công tơ điện C. Oát kế D. Đáp án khác
Câu 4: Hãy cho biết A là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?
A. Oát kế B. Ampe kế C. Ôm kế D. Đáp án khác
Câu 5: Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?
A. Thước B. Panme C. Đồng hồ vạn năng D. Búa
Câu 6: Panme là dụng cụ cơ khí dùng để:
A. Đo chiều dài dây điện
B. Đo đường kính dây điện
C. Đo chính xác đường kính dây điện
D. Đo kích thước lỗ luồn dây điện
Câu 7: Chọn phát biểu đúng:
A. Đồng hồ vạn năng dùng để đo điện áp
B. Đồng hồ vạn năng dùng để đo điện trở
C. Cả A và B đều đúng
D. Đồng hồ vạn năng chỉ đo điện áp, không đo điện trở
Câu 8: Công dụng của kìm là:
A. Cắt dây dẫn
B. Tuốt dây dẫn
C. Giữ dây dẫn khi nối
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Dụng cụ nào dùng để cắt kim loại, ống nhựa?
A. Kìm B. Cưa C. Khoan D. Búa
Câu 10: Cho vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:
A. 3V B. 3,5V C. 4,5V D. 4V
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDocHỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập