• Trang chủ
  • Đời Sống
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
  • Làm Đẹp
  • Khám Phá

Western Sydney University Việt Nam

  • Trang chủ
  • Đời Sống
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
  • Làm Đẹp
  • Khám Phá
Trang chủ » Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?

Tháng Chín 20, 2023 Tháng Chín 20, 2023 admin

Điệp từ là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học. Trong đó, chỉ cần lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ nhiều lần nhiều lần. Điệp từ được sử dụng với dụng ý của tác giả, thông qua ý nghĩa nhấn mạnh, khẳng định về nội dung được nhắc đến. “Điệp” có nghĩa là lặp lại, nhắc lại để người ta phải chú ý đến. Từ đó mang đến sự đặc sắc, ý nghĩa giá trị tu từ cho thơ văn. Cũng như thể hiện tâm tư, tình cảm hay trạng thái cảm xúc, suy nghĩ được dồn nén… Có nhiều cách thức điệp từ thường được tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình.

1. Điệp từ, điệp ngữ là gì?

Điệp từ, hay còn được gọi với tên gọi khác là điệp ngữ. Cả hai tên gọi đều cho ta cách hiểu của biện pháp tu từ này trong câu. Đây là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học. Trong đó, tác giả thực hiện lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Từ đó mang đến sự chú ý trong cách dùng từ, cách thể hiện ý nghĩa.

Nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc liệt kê đối với sự vật, sự việc được nhắc đến. Trong từng đoạn văn, thơ, việc sử dụng điệp từ được sử dụng trong từng mục đích khác nhau. Phải được thực hiện với tư tưởng và nhằm mục đích thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Để làm nổi bật vấn đề được nói đến, chủ đề hay cảm xúc được truyền tải trong ý muốn của tác giả.

Có 3 dạng điệp ngữ chính là: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Mỗi cách lại thể hiện đặc điểm, hiệu quả điệp từ khác nhau.

2. Cách nhận biết điệp từ (điệp ngữ):

Để nhận biết, trước tiên ta cần thấy được các từ hay cụm từ được lặp lại nhiều lần. Nhìn vào nội dung được truyền tải, các điệp từ đó có mang ý nghĩa nhận mạnh, liệt kê hay không? Và đối chiếu xem điệp từ được thể hiện dưới cách thức nào trong ba cách thức được sử dụng.

Dựa vào hình thức lặp từ, điệp từ tồn tại dưới 3 dạng chủ yếu sau:

2.1. Điệp từ cách quãng:

Là hình thức lặp lại một từ hoặc cụm từ, sử dụng biện pháp điệp từ. Mà trong đó các từ, cụm từ không có sự liên tiếp và cách quãng nhau. Mang đến các đối xứng trong đoạn văn, thực hiện không liền mạch các từ ngữ được nhắc lại.

Ví dụ: Trong đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu, tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn biện pháp điện từ cách quãng.

Tham Khảo Thêm:  Bỏ túi những câu tiếng Thái giao tiếp cơ bản khi du lịch Thái Lan

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Cứ sau một câu thơ, điệp từ “Nhớ sao” lại được lặp lại. Ở đây, điệp từ chỉ nỗi nhớ, là sự nhớ lại, nhớ về các cảm xúc đã trải qua. Đối với các kỉ niệm, các câu chuyện đã gắn bó. Tác giả dùng điệp tử để miêu tả, nhấn mạnh nỗi nhớ của mình đối với Việt Bắc. Nhớ về Việt Bắc là nhớ đến lớp học, những ngày tháng làm việc gian khó.

2.2. Điệp từ nối tiếp:

Là hình thức lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau.

Ví dụ:

Trong bài thơ Gửi em Cô thanh niên xung phong, tác giả Phạm Tiến Duật viết:

Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy.

Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp từ nối tiếp “thương em”. Điệp từ này được lặp lại 3 lần liên tiếp trong một câu thơ có sự liền mạch. Từ đó mang đến nỗi nhớ, niềm thương dành cho Cô thanh niên xung phong mà tác giả đang nhớ về. Nỗi nhớ ấy hiện lên vô cùng gợi cảm, có hồn và thao thức. Cụm từ “thương em” được lặp lại nhiều lần, niềm thương nhẹ nhàng và chất chứa.

Bởi vì tình thương này không được nói ra, không được thổ lộ. Nó kìm nén và chất chứa nhiều trong lòng tác giả. Vì thế mà cụm từ “thương em” được nhắc lại nhiều lần.

2.3. Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng):

Thể hiện sự chuyển tiếp của điệp từ ở các câu. Kết thúc câu thơ, câu văn này và được nhắc lại ngay sau đó ở câu kế tiếp. Tức là từ ngữ được điệp nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó. Việc sử dụng tự nhiên, với mục đích nhấn mạnh, mang đến tự thanh thoát không gượng ép, không lủng củng. Làm cho câu văn, câu thơ liền mạch nhau.

Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp. Trong câu đầu tiên, từ thấy dùng để chỉ lúc chia tay, sự xa cách làm hai người không còn nhìn thấy nhau trong tầm mắt. Tuy nhiên ở nơi có phong cảnh đó, cái họ nhìn thấy là mấy ngàn dâu. Như vậy, cái thấy ở hay câu mang đến mục đích nhìn khác nhau của hành động.

Tham Khảo Thêm:  Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Ngoại Cảnh Đến Quang Hợp Và Bài Tập Trắc Nghiệm

Gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.

Đây là hình thức điệp từ vòng. Các điệp từ được sử dụng có cả động từ, cả danh từ. Và cách mà tác giả thể hiện rất tự nhiên, thể hiện tình cảm khi phải chia tay, phải xa cách nhau.

Hình thức điệp từ này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

3. Tác dụng của điệp ngữ:

3.1. Tạo ra sự nhấn mạnh:

Một từ, cụm từ được lặp lại nhiều lần, trước tiên để người nghe, người đọc tập chung vào từ ngữ ấy. Khi xét về nghĩa, họ hiểu ra các ẩn ý, tình cảm, cảm xúc được dồn nén. Càng lặp lại thường xuyên, càng thể hiện sự nhấn mạnh.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung”.

Từ “nhớ ” được lặp lại đến 3 lần, cách quãng. Gắn với nội dung đoạn thơ, khi nhìn về các hình ảnh được diễn ra, nỗi nhớ của tác giả lại hiện nên. Điệp từ được sử dụng để nhấn mạnh nỗi nhớ nhung khôn nguôi của tác giả với những con người và kỷ niệm xưa cũ. Cứ nhìn về các hiện tượng, các cảnh tượng quen thuộc là lại nhớ cảnh cũ, người xưa.

3.2. Tạo sự liệt kê:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

Trong đoạn thơ trên, hai từ “đâu” và “ta” được lặp lại đến 4 lần. Mang đến cấu trúc và kết cấu “Đâu – ta”. Nhớ về thời anh liệt, nhớ kỷ niệm và các chiến tích anh hùng. Sự liệt kê được thể hiện trong các đặc điểm, các kỷ niệm thời xưa.

3.3. Tạo sự khẳng định:

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

Tham Khảo Thêm:  Công thức thể tích khối trụ, các dạng bài tập có lời giải chi tiết từ A – Z

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Cụm từ “Một dân tộc”, được lặp lại mang ý nghĩa liệt kê. Thể hiện các đặc điểm đã thực hiện, đã gan góc trong trong thời kỳ kháng chiến.

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần mang ý nghĩa khẳng định. Dây là điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” dành cho một dân tộc kiên cường và bất khuất. Tự do, độc lập phải được thể hiện mang ý nghĩa tất yếu cho dân tộc. Tìm đến các hiệu quả, kết quả của lòng yêu nước, của sự dũng cảm đấu tranh dành lại đất nước.

4. Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ:

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn chương. Được sử dụng trong ý đồ, các cảm xúc, tình cảm được thể hiện trong nỗi niềm chất chứa. Mang đến các mục đích truyền tải, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc họa rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Thể hiện với chủ đích va sự đo lường, lột tả về nỗi nhớ, niềm thương.

Khi áp dụng phép điệp ngữ, các bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng. Thể hiện mượt mà trong câu văn, câu thơ. Mang đến sự tự nhiên nhất được truyền tải trong ý nghĩa sử dụng của biện pháp tu từ. Tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến bài văn rườm rà, tối nghĩa và người đọc cảm thấy ngán ngẩm. Đặc biệt có thể dẫn đến sự lủng củng, không mang đến các ý nghĩa muốn thể hiện, biểu đạt ra.

Ví dụ:

“Nhà em có mái ngói đỏ tươi. Nhà em có hàng râm bụt trước nhà. Nhà em có khoảng sân xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em có tiếng chim hót véo von suốt ngày. Nhà em luôn rộn rã tiếng cười. Em rất yêu nhà em!”

Việc sử dụng điệp từ phải mang đến hiệu quả, tránh hạn chế lạm dụng lặp từ.

Trong ví dụ trên, cụm từ “nhà em” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong khi không mang đến ý nghĩa nhấn mạnh, liệt kê hay thể hiện cảm xúc đặc biệt gì. Ở đây chỉ kể về các đặc điểm có ở ngôi nhà, nên không cần thiết sử dụng. Khiến đoạn văn trở nên lộn xộn, dài dòng, không tạo được điểm nhấn cũng như không mang lại cảm xúc cho người đọc.

Bài viết liên quan

Khí C2H6 là gì, tính chất và ứng dụng của khí C2H6
Khí C2H6 là gì, tính chất và ứng dụng của khí C2H6
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Tại sao menden lại chọn đậu hà lan ? 12 Điều bạn có biết
Tại sao menden lại chọn đậu hà lan ? 12 Điều bạn có biết
3 năm tam tai tuổi mậu thìn 2023, cách hóa giải
Kích Thước Ảnh Bìa Fanpage Facebook 2023 Chuẩn Nhất
Lý Thuyết Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử Hóa 10 Và Bài Tập Vận Dụng
Lý Thuyết Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử Hóa 10 Và Bài Tập Vận Dụng
100+ Tên tiếng Anh hay cho NỮ ngắn gọn và ý nghĩa nhất
Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày của phụ nữ có bình thường không? 
Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày của phụ nữ có bình thường không? 
Sinh con và những điều mẹ bầu cần biết về quá trình sinh nở
Sinh con và những điều mẹ bầu cần biết về quá trình sinh nở
Đường trung trực: Định nghĩa, tính chất và bài tập  Ôn tập toán lớp 7
Đường trung trực: Định nghĩa, tính chất và bài tập Ôn tập toán lớp 7

Chuyên mục: Giáo Dục

Previous Post: « Doanh thu ngành game toàn cầu 2023 sẽ đạt gần 188 tỉ USD
Next Post: Hướng dẫn cách đặt, đổi mật khẩu máy tính Win 10 nhanh nhất »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Khí C2H6 là gì, tính chất và ứng dụng của khí C2H6
  • 20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
  • Halloween ngày mấy? Khám phá ý nghĩa & hoạt động đặc trưng ngày Halloween
  • Giảm 11kg nhờ trái thanh long
  • Quả chuối hột – Thần dược trong khu vườn nhà bạn
  • Tại sao menden lại chọn đậu hà lan ? 12 Điều bạn có biết
  • 3 năm tam tai tuổi mậu thìn 2023, cách hóa giải
  • Kích Thước Ảnh Bìa Fanpage Facebook 2023 Chuẩn Nhất
  • Lý Thuyết Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử Hóa 10 Và Bài Tập Vận Dụng
  • 100+ Tên tiếng Anh hay cho NỮ ngắn gọn và ý nghĩa nhất
  • Bệnh gút có ăn được lạc (đậu phộng) không? Chuyên gia giải đáp!
  • Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày của phụ nữ có bình thường không? 
  • Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân'
  • Sau bao lâu thì mật ong rừng hóa thành chất độc?
  • Sinh con và những điều mẹ bầu cần biết về quá trình sinh nở
  • Cây Anh Túc ngâm rượu có tác dụng gì? Uống lợi hay hại?
  • Những món ăn đêm ít calo, không tăng cân
  • Đường trung trực: Định nghĩa, tính chất và bài tập Ôn tập toán lớp 7
  • Thực đơn mâm cỗ 1 triệu gồm những món gì? – – Nấu Cỗ 29
  • Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Footer

Địa Chỉ

17 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Tel:       (08) 5446 5555

Hotline: 0909 607 337

Facebook:https://www.facebook.com/uws.edu.vn

Map

Về Chúng Tôi

Trang thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực

Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ [email protected]

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng

Liên Hệ

Bản quyền © 2023