• Trang chủ
  • Đời Sống
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
  • Làm Đẹp
  • Khám Phá

Western Sydney University Việt Nam

  • Trang chủ
  • Đời Sống
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
  • Làm Đẹp
  • Khám Phá
Trang chủ » Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Tháng Chín 20, 2023 Tháng Chín 20, 2023 admin

Mời các em cùng theo dõi bài học hôm nay với tiêu đề Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Thầy cô https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/ giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Diễn thế sinh thái lớp 12.

Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Bạn đang xem: Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 182 SGK Sinh học 12: Trong ví dụ 2, song song với quá trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên của môi trường biến đổi như thế nào?

Trả lời:

Từ đầm nước mới xây dựng biến đổi thành đầm nước có nhiều sinh vật sinh sống, đất ở xung quanh đầm bị sói mòn, lắng đọng làm cho đáy đầm bị nông dần → đầm nước dần bị biến đổi thành vùng đất trũng → bằng phẳng, không còn nước.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 184 SGK Sinh học 12: – Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau:

– Hãy lấy ví dụ minh họa 2 kiểu diễn thế sau.

Trả lời:

Bảng 4.1 các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế

Kiểu diễn thế

Các giai đoạn của diễn thế

Nguyên nhân diễn thế

Giai đoạn khởi đầu

Giai đoạn giữa

Giai đoạn cuối

(giai đoạn cực đỉnh)

Diễn thế nguyên sinh

Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật

Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng

Hình thành quần xã tương đối ổn định

– Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã

– Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

Diễn thế thứ sinh

Khởi đầu ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hoặc khai thác quá mức của con người.

Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt, các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau

Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên có rất nhiều quần xã bị suy thoái.

– Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã

– Hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

VD:

Diễn thế nguyên sinh: Ví dụ: đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông hoặc là sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi

Diễn thế thứ sinh: diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một cây đổ.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 184 SGK Sinh học 12: Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, người ta thường sử dụng các biện pháp như cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi để điều tiết lượng nước,… Em hãy nêu những ví dụ về việc thực hiện các biện pháp trên.

Tham Khảo Thêm:  Làm đất và bón phân lót

Phương pháp giải:

Các hoạt động cải tạo thiên nhiên của con người góp phần khắc phục bất lợi của môi trường

Trả lời:

– Ở các đầm nuôi cá lâu ngày, đất sẽ sói mòn làm nông đầm nên người ta phải nạo vét định kỳ.

– Bón phân hợp lý, cày xới… để cải tạo đất sau mỗi vụ trồng trọt.

Câu hỏi và bài tập (trang 185 SGK Sinh học lớp 12)

Câu 1 trang 185 SGK Sinh học 12: Thế nào là diễn thế sinh thái?

Trả lời:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất,…

Câu 2 trang 185 SGK Sinh học 12: Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.

Phương pháp giải:

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.

Trả lời:

Ví dụ: Diễn thế sinh thái của một khu rừng.

Một khu rừng đang xanh tốt bình thường, bị nhóm người du canh du cư đến tàn phá làm nương rẫy. Một thời gian sau, đất hết màu mỡ, trồng cây không năng suất, họ bỏ đi, để lại khu đất hoang. Sau đó, cỏ mọc dần và hình thành những trảng cỏ, tiếp là sự hình thành những cây bụi và những cây gỗ nhỏ.

Sau một thời gian khá dài, rừng được hồi phục lại xuất hiện những cây gỗ lớn và nhiều tầng cây.

Câu 3 trang 185 SGK Sinh học 12: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào 1 ngày có gió lớn, 1 cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó.

Phương pháp giải: Trên vùng bị hủy diệt của tự nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển. Trả lời:

Diễn thế xảy ra:

– Giai đoạn tiên phong: các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống.

– Giai đoạn tiếp theo:

+ Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ.

+ Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi.

+ Cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cây cỏ ưa bóng.

Tham Khảo Thêm:  1 hecta bằng bao nhiêu công? Cách quy đổi diện tích đất

+ Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.

– Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới.

Câu 4 trang 185 SGK Sinh học 12:S Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Nói cách khác, trong diễn thế, nhóm loài chiếm ưu thế đã “Tự đào huyệt chôn mình”.

Trả lời:

Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái:

Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,… sẽ làm thay đổi điều kiện sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:

– Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.

– Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu…. và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn….

– Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,…

Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định.

Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống cùa con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.

Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.

Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.

Lý thuyết Bài 41: Diễn thế sinh thái

I. Khái niệm về diễn thế sinh thái

– Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.

Tham Khảo Thêm:  Tính khách quan là gì? Ví dụ về tính khách quan

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 1)

– Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, giữa và cuối.

II. Các loại diễn thế sinh thái

1. Diễn thế nguyên sinh

– Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 2)

– Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong.

– Giai đoạn hỗn hợp: Tiếp theo là các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau.

– Giai đoạn đỉnh cực: Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định.

2. Diễn thế thứ sinh

– Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 3)

– Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức hủy diệt.

– Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

– Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.

So sánh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh:

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 4)

III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

1. Nguyên nhân bên ngoài

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 5)

Nguyên nhân bên ngoài: do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: bão, lụt, cháy, ô nhiễm… làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn. Trên vùng bị hủy diệt của tự nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển.

2. Nguyên nhân bên trong

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 6)

– Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Nói cách khác, trong diễn thế, nhóm loài chiếm ưu thế đã “Tự đào huyệt chôn mình”.

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 7)

– Hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.

IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

– Bảo vệ và dự báo được các quần xã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai; giúp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có cơ sở khoa học

– Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Sơ đồ tư duy Diễn thế sinh thái:

Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái (ảnh 8)

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài học Giải Sinh Học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái . Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Bài viết liên quan

Sinh con và những điều mẹ bầu cần biết về quá trình sinh nở
Sinh con và những điều mẹ bầu cần biết về quá trình sinh nở
Đường trung trực: Định nghĩa, tính chất và bài tập  Ôn tập toán lớp 7
Đường trung trực: Định nghĩa, tính chất và bài tập Ôn tập toán lớp 7
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Chân Thực Hay Chân Thật
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tình bạn (Dàn ý + 23 mẫu) Viết đoạn văn suy nghĩ về tình bạn
Sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận văn học hay
Cấu trúc “Despite” khác gì “Although”? Thành thạo cách viết lại câu với 2 câu trúc này trong 5 phút
Easy Come Easy Go là gì và cấu trúc Easy Come Easy Go trong Tiếng Anh
Easy Come Easy Go là gì và cấu trúc Easy Come Easy Go trong Tiếng Anh
Học phí Đại học Công nghiệp Hà Nội 2023
Dũng cảm là gì? Ý nghĩa của đức tính Dũng Cảm với mỗi người

Chuyên mục: Giáo Dục

Previous Post: « Giải đáp thắc mắc: Văn hóa phục hưng là gì?
Next Post: Mẹo dân gian chữa hôi nách »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân'
  • Sau bao lâu thì mật ong rừng hóa thành chất độc?
  • Sinh con và những điều mẹ bầu cần biết về quá trình sinh nở
  • Cây Anh Túc ngâm rượu có tác dụng gì? Uống lợi hay hại?
  • Những món ăn đêm ít calo, không tăng cân
  • Đường trung trực: Định nghĩa, tính chất và bài tập Ôn tập toán lớp 7
  • Thực đơn mâm cỗ 1 triệu gồm những món gì? – – Nấu Cỗ 29
  • Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
  • Chân Thực Hay Chân Thật
  • Bảng trọng lượng gà thịt theo ngày, hướng dẫn tính tăng trọng
  • Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tình bạn (Dàn ý + 23 mẫu) Viết đoạn văn suy nghĩ về tình bạn
  • Sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận văn học hay
  • Cấu trúc “Despite” khác gì “Although”? Thành thạo cách viết lại câu với 2 câu trúc này trong 5 phút
  • Easy Come Easy Go là gì và cấu trúc Easy Come Easy Go trong Tiếng Anh
  • Học phí Đại học Công nghiệp Hà Nội 2023
  • Dũng cảm là gì? Ý nghĩa của đức tính Dũng Cảm với mỗi người
  • Công thức tính nồng độ dung dịch
  • (không có tiêu đề)
  • Hướng dẫn cách đóng băng cột, dòng trong Excel đơn giản nhất
  • Những điều cần biết về cấu trúc “Would rather”

Footer

Địa Chỉ

17 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Tel:       (08) 5446 5555

Hotline: 0909 607 337

Facebook:https://www.facebook.com/uws.edu.vn

Map

Về Chúng Tôi

Trang thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực

Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ [email protected]

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng

Liên Hệ

Bản quyền © 2023