3. Vì sao con artist phổ biến?
Vừa qua Netflix đã cho ra mắt series phim Inventing Anna dựa trên một con artist nổi tiếng Anna Sorokin. Dù còn trẻ, Anna đã thành công bước chân vào giới thượng lưu với cái danh người thừa kế tới từ nước Đức, để rồi thực hiện các hành vi lừa đảo.
Bản thân con artist cũng luôn là đề tài cho văn hóa đại chúng. Một trong số đó phải kể tới bộ phim Catch me if you can kể về hành trình phạm tội của Frank William Abagnale, kẻ có nhiều gương mặt và nghề nghiệp. Hay Jordan Belfort, kẻ thao túng thị trường chứng khoán Mỹ nổi danh trong bộ phim The Wolf of Wall Street.
Điểm chung của những kẻ lừa đảo này chính là khả năng thuyết phục và thao túng. Các nhà tâm lý học cho rằng họ có xu hướng machiavellianism, một đặc điểm tính cách của những người sẽ thao túng người khác cho đến khi đạt được mục đích. Những người này đề cao tiền bạc hơn các mối quan hệ, đồng thời họ cũng không thấy có lỗi khi lừa người khác.
Maria Konnikova đã so sánh con artist như một nhà tâm lý học. Cô cho rằng những kẻ này không thực sự cướp lấy thứ gì từ nạn nhân, thay vào đó thuyết phục họ tự nguyện trao tài sản.
Một trong những cách phổ biến là đánh vào tâm lý muốn giúp người khác của nạn nhân. Con artist sẽ đặt chúng ta vào tình thế phải giúp đỡ họ, từ đó trục lợi. Đây cũng là cách mà Anna Sorokin đã làm với những nạn nhân của mình và khiến họ tự nguyện chi trả cho cô.
Tại Việt Nam, hình thức này phổ biến hơn trong lĩnh vực đầu tư hoặc kinh doanh đa cấp. Những nạn nhân cũng thường được thuyết phục khéo léo, hay đặt vào tình huống khiến họ phải tự nguyện đưa tiền cho kẻ lừa đảo. Bản thân các hình thức đa cấp (ponzi scheme) cũng được tạo ra bởi một con artist là Charles Ponzi.
Theo thời gian, dù con người có trở nên cẩn trọng hơn thì con artist cũng tìm cách tinh vi hơn để luồn lách qua khe hở của các hệ thống nhằm thực hiện trò lừa đảo của mình.