Khi có người thân hoặc bạn bè bị trầm cảm, chúng ta thường bối rối tìm cách nói chuyện để giúp họ cảm thấy tốt hơn về tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu cách nói chuyện với người trầm cảm qua bài viết dưới đây nhé!
1Thể hiện sự lắng nghe đồng cảm
Người mắc bệnh trầm cảm luôn rơi vào trạng thái đau khổ sâu sắc, tuyệt vọng, bi quan và mất đi sự hứng thú với cuộc sống.
Thế nên, điều quan trọng nhất khi nói chuyện với người bệnh là thể hiện sự an ủi, lắng nghe và đồng cảm. Người trầm cảm rất nhạy cảm với những ánh mắt xung quanh, nên bạn cần tìm kiếm một không gian riêng tư để người bệnh có thể mở lòng.
Sự chăm chú lắng nghe sẽ tạo ra không gian thoải mái giúp người bệnh có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Từ đó bạn có thể bày tỏ sự đồng cảm thông qua ánh mắt hay cái chạm tay giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và tìm thấy sự an ủi.
Chúng ta cần thể hiện sự lắng nghe, đồng cảm khi nói chuyện với người trầm cảm
2Thể hiện sự chân thành ấm áp khi nói chuyện
Người bị trầm cảm luôn cảm thấy như cả thế giới đang chống lại họ, họ sẽ bắt đầu thu mình lại, nên một cái ôm an ủi hay những câu nói quan tâm ấm áp cũng đủ để xoa dịu trái tim đang đầy tổn thương. Bạn không cần thiết phải thể hiện tình thương bằng những lời nói hoa mỹ, mà chỉ cần biểu lộ được sự chân thành bên trong là đủ.
Chỉ cần những câu nói quan tâm ấm áp cũng đủ để giúp người trầm cảm xoa dịu trái tim
3Tránh nhắc đến bệnh tình
Bạn nên tránh nhắc đến bệnh tình của người trầm cảm khi nói chuyện. Họ luôn xem nhẹ bản thân và cảm thấy mình không xứng đáng được nhận bất kỳ điều gì. Vì vậy, việc nhắc đến tình trạng bệnh của họ sẽ khiến họ nghĩ mình là gánh nặng của gia đình.
Đặc biệt, đối với những người không chấp nhận việc bản thân mắc bệnh trầm cảm, nếu hỏi han về bệnh tình có thể sẽ khơi gợi nỗi đau của họ. Một số trường hợp người bệnh dễ trở nên kích động và có những hành vi gây hấn.
Nhắc đến tình trạng bệnh sẽ khơi gợi nỗi đau và khiến họ nghĩ mình là gánh nặng gia đình
4Không phủ nhận và xem nhẹ cảm xúc của người bệnh
Người bị bệnh trầm cảm không thể khống chế được cảm xúc của bản thân, họ thường đau khổ, bi quan quá mức. Vì vậy, khi nói chuyện với họ bạn nên thể hiện sự đồng cảm thay vì phủ nhận và xem nhẹ cảm xúc của họ. Sự phủ nhận sẽ khiến bản thân cảm thấy không được yêu thương và tình trạng bệnh nặng hơn.
Bạn không nên xem nhẹ hay phủ nhận cảm xúc của người trầm cảm
5Thể hiện sự quan tâm qua lời nói và hành động
Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng sống tách biệt khỏi mọi người. Vì vậy, bạn cần thể hiện sự quan tâm bằng những câu nói như “Tôi có thể giúp gì cho bạn không?” thay vì hỏi “Bạn có ổn không?” - những câu hỏi này sẽ khiến tâm lý người bệnh trở nên kích động hơn.
Ngoài ra, bạn có thể bày tỏ sự quan tâm qua những hành động nhỏ như hỗ trợ họ thực hiện những công việc hàng ngày hay làm những món họ thích. Khi nhận được sự quan tâm yêu thương của mọi người, người bệnh sẽ tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống và có động lực hơn trong quá trình điều trị.
Bày tỏ sự quan tâm sẽ giúp người trầm cảm có thêm động lực trong quá trình điều trị
6An ủi người bị trầm cảm bằng những năng lượng tích cực của bản thân
Người bị trầm cảm luôn có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ xung quanh và mất niềm tin vào cuộc sống. Vì thế khi trò chuyện cùng họ, bạn nên lan toả những năng lượng tích cực của bản thân. Bằng cách kể họ nghe những điều thú vị trong cuộc sống để họ thấy được niềm vui, sự lạc quan và vui vẻ luôn tồn tại.
Đặc biệt, khi nói chuyện, bạn nên tránh kể lể hay khoe khoang về thành tích của bản thân. Thay vào đó, nên lựa chọn những câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa để truyền tải năng lượng tích cực. Điều này sẽ giúp thúc đẩy động lực sống và nỗ lực vượt qua trầm cảm.
Lan toả năng lượng tích cực của bản thân giúp người bệnh có thêm động lực sống
7Sử dụng những câu nói động viên để tạo động lực
Trong cuộc trò chuyện với người bị trầm cảm, bạn nên đưa ra những câu nói động viên giúp họ vực dậy tinh thần như “Bạn đã làm rất tốt rồi”, “Bạn đã rất cố gắng mà!”, “Bạn nên biết luôn có tôi và những thân yêu ở bên cạnh”. Việc nhận được những câu động viên giúp tạo động lực cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Khi động viên người bị trầm cảm, bạn chỉ nên nói những câu ngắn gọn và dễ hiểu để người bệnh hiểu hết ý nghĩa. Bởi bệnh nhân trầm cảm còn bị ức chế về tư duy nên suy nghĩ chậm chạp và khó đưa ra quyết định.
Đưa ra những câu động viên ngắn gọn, dễ hiểu để tạo động lực cho người bệnh
8Thể hiện bản thân đang quan tâm đến người bệnh
Hãy cho người bệnh biết bạn đang rất quan tâm đến họ, dù chỉ bằng một câu nói hay những cử chỉ nhỏ như cái ôm hoặc cái nắm tay. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn với người đang cảm thấy thế giới như đang chống đối họ.[1]
Chỉ cần cái ôm an ủi hay cái nắm tay cũng giúp người bệnh cảm thấy được quan tâm
9Sử dụng lời nói cho thấy sự quan trọng của người bệnh
Người mắc bệnh trầm cảm luôn cho rằng mình vô dụng và là gánh nặng của gia đình. Vì vậy, hãy sử dụng lời nói cho thấy sự quan trọng của họ, họ là một phần không thể thiếu của gia đình và mọi người xung quanh.
Hãy cho người bệnh thấy sự quan trọng của họ qua lời nói
10Cho người bệnh biết mình luôn sẵn sàng lắng nghe người bệnh
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị trầm cảm là do họ cảm thấy cô đơn, không có ai để chia sẻ, giải tỏa những căng thẳng, bức bối. Chính những điều này tích tụ lâu ngày khiến họ trở nên buồn bã và chán nản.
Vì vậy, khi an ủi người bị trầm cảm, hãy cho họ biết rằng họ không hề cô đơn. Ví dụ, bạn có thể nói ” Đừng lo lắng gì cả, mình luôn ở ngay bên cạnh bạn” và bạn luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ họ.
Người trầm cảm luôn cảm thấy cô đơn và cần người chia sẻ những căng thẳng, bức bối
11Hướng về tương lai khi nói chuyện
“Ngày mai cậu có muốn đi dạo với mình không?". “Ngày mai" như việc cho họ thêm hy vọng về một điều tốt đẹp mà bản thân họ mong muốn ở tương lai. Hy vọng chính là sợi dây níu giữ một người ở lại lâu hơn với cuộc đời mà họ không cho là đáng giá vì chúng ta vẫn luôn mong ngày mai sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng khoảng thời gian không xác định với người trầm cảm như: “Khi nào", “Hôm nào". Khiến họ cảm thấy vô vọng như cuộc sống hiện tại của họ, chẳng biết điều gì sẽ xảy ra, chẳng biết bao giờ sẽ khỏi bệnh và là một thứ hy vọng xa vời. Điều này sẽ làm họ cảm thấy tồi tệ hơn, thế nên, việc xác định xác định rõ thời gian sẽ dễ tạo niềm tin của bạn đối với người bệnh.
Dùng những câu nói hướng đến tương lai cho người bệnh thêm hy vọng về những điều bản thân mình mong muốn
12Gợi ý người bệnh chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc
Người trầm cảm thường phải chịu gánh nặng về cả tinh thần lẫn vật chất và luôn sống thu mình lại. Bạn nên gợi ý người bệnh đưa ra những chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc của bản thân để giúp họ ổn định hơn.
Bạn cần đưa ra lời đề nghị được lắng nghe những suy nghĩ của họ và cho họ biết rằng: “Điều quan trọng là mình chỉ muốn giúp đỡ vì mình thực sự quan tâm cậu. Và nếu mình rơi vào tình huống như vậy, cậu cũng sẽ giúp tớ tương tự như vậy” bạn thật sự chỉ muốn giúp họ giảm bớt gánh nặng tinh thần.
Gợi ý người bệnh chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc giúp họ giải toả căng thẳng
13Cho người bệnh biết rằng họ đã rất mạnh mẽ và kiên cường
Trầm cảm là tình trạng sức khoẻ tâm lý có thể ảnh hướng đến bất kỳ ai. Những người đang đối mặt với trầm cảm luôn nghĩ mình yếu đuối, vô dụng và tất cả là lỗi của họ. Vì vậy, hãy cho những người thân của bạn biết rằng đây không phải lỗi của họ và họ đã rất mạnh mẽ, kiên cường khi đấu tranh với bệnh trầm cảm.
Hãy cho người bệnh biết rằng họ đã kiên cường và mạnh mẽ như thế nào
14Khuyến khích người bệnh tìm gặp chuyên gia, bác sĩ
Nhiều bệnh nhân trầm cảm không tiếp nhận điều trị do họ không chấp nhận được việc bản thân mắc bệnh. Khi đã tạo được niềm tin với người bệnh, bạn nên khuyến khích họ tìm gặp các chuyên gia, bác sĩ.
Bạn có thể đưa ra những lời khuyên như “Tôi nghĩ sự trợ giúp của chuyên gia/bác sĩ sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn hiện tại” hoặc “Tôi từng phải trải qua những điều tương tự nhưng mọi thứ tốt hơn khi được chuyên gia/bác sĩ hỗ trợ.”
Những câu nói này vừa khích lệ người bệnh chủ động gặp chuyên gia, bác sĩ vừa, cho họ thấy điều này là hoàn toàn bình thường.
Bạn nên khích lệ bệnh nhân tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia, bác sĩ để được hỗ trợ tốt hơn
15Không đưa ra lời khuyên
Đưa ra lời khuyên là điều tối kỵ khi nói chuyện với người trầm cảm. Bạn không nên đưa ra lời khuyên như “Tôi nghĩ bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.”, “Tôi thấy bạn nên cố gắng hơn”,… Những câu nói này sẽ khiến người bệnh trở nên nhạy cảm và đánh giá thấp bản thân mình. Thay vào đó, bạn nên nói ra những lời động viên để khích lệ tinh thần bệnh nhân.
Đưa ra lời khuyên là điều tối kỵ khi trò chuyện với người trầm cảm
16Không so sánh người bệnh với bất cứ ai
Người bị trầm cảm luôn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải có sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Vì vậy, bạn không nên có những câu nói so sánh họ với người khác.
Những câu nói này vô tình khiến người bệnh bị tổn thương, tự ti và mất đi toàn bộ động lực trong quá trình điều trị.
So sánh người bệnh với người khác sẽ khiến họ cảm thấy mình kém cỏi, yếu đuối
17Không cố tranh luận với người bị trầm cảm
Người bị trầm cảm đôi khi có những suy nghĩ sai lệch cho rằng mình là người gây ra tất cả mọi chuyện và tự dằn vặt, trách móc. Thay vì cố tranh cãi, bạn nên trấn an tinh thần và khích lệ người bệnh tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, bác sĩ.
Ngoài ra, một số người bệnh trầm cảm rơi vào trạng thái hoang tưởng với nội dung hoang đường và sai sự thật. Việc cố tranh luận sẽ gây nên những phản ứng quá khích, tức giận và cáu kỉnh. Cách tốt nhất là bạn nên lắng nghe và khuyến khích họ đến nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.
Thay vì tranh luận, bạn nên trấn an tinh thần người bệnh và lắng nghe họ
18Không được đánh giá người bệnh đang quá tiêu cực
Một số người cho rằng trầm cảm không phải là điều gì nghiêm trọng mà chỉ là những cảm xúc bi quan, chán nản của bệnh nhân. Chính điều này khiến họ phải đối mặt với những câu nói gây tổn thương cho rằng người bệnh quá tiêu cực.
Người trầm cảm thường không thể khống chế được cảm xúc của mình
19Nhận biết những dấu hiệu người trầm cảm có ý định tự tử
Tỷ lệ tự tử ở những người mắc bệnh trầm cảm rất cao. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý và phát hiện sớm các dấu hiệu người trầm cảm có ý định tự tử để kịp thời ngăn cản và giúp đỡ họ: [2]
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Cảm giác buồn bã và mất hết hy vọng.
- Viết bản di chúc hoặc cho đi tài sản của mình.
- Biểu hiện mình là gánh nặng cho người khác.
- Tự thu mình lại không kết nối với gia đình và bạn bè.
- Nói lời tạm biệt với mọi người như thể sẽ gặp không lại họ nữa.
- Lưu ý đến những câu nói của người trầm cảm như hay nhắc tới chuyện kết thúc mạng sống.
Tỷ lệ tự tử ở người mắc bệnh trầm cảm rất cao
Bài viết trên đã gợi ý cho bạn những cách nói chuyện với người trầm cảm giúp họ cải thiện tình trạng bệnh. Việc quan tâm, nói chuyện sẽ hỗ trợ cho tâm trạng của họ ngày một ổn định hơn. Nếu thấy bài viết trên hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!