Bệnh lý phụ khoa có thể xuất hiện với tất cả mọi phụ nữ, bất kể ở lứa tuổi nào và đã có gia đình hay chưa. Con số thống kê theo khảo sát mà Bộ Y tế đưa ra thì có khoảng hơn 90% số phụ nữ Việt Nam đã từng mắc một bệnh nào đó liên quan đến phụ khoa. Điều này cho thấy mọi chị em phụ nữ để bảo vệ sức khỏe bản thân cần định kỳ đi khám phụ khoa để nhận được sự tư vấn của các bác sỹ.
1. Khám phụ khoa là gì? Khi nào thì cần đi khám phụ khoa?
Thuật ngữ phụ khoa là từ để nói về các bộ phận thuộc hệ cơ quan sinh dục ở nữ, bao gồm các cơ quan như âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, buồng trứng, vòi tử cung,… Khám phụ khoa tức là việc khám hệ cơ quan sinh dục và sinh sản của người phụ nữ.
Mục đích của hoạt động khám phụ khoa là nhằm kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe tình dục và sinh sản của người phụ nữ. Thông qua khám phụ khoa, các bác sỹ sẽ giúp người phụ nữ đến thăm khám:
- Phát hiện các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục mà người phụ nữ có thể mắc phải (như do nấm, vi khuẩn, virus…), những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Phát hiện những bất thường, rối loạn hay dị dạng ở đường sinh dục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai và sinh con (như tử cung đôi, tử cung hai sừng, dị dạng vòi tử cung…).
- Phát hiện các bệnh lý ở cơ quan sinh sản có thể gặp phải (như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung…).
- Phát hiện khả năng tiền ung thư, ung thư phụ khoa (cổ tử cung, nội mạc tử cung…).
Chính vì thế để có thể bảo vệ được sức khỏe của mình và có thêm được những thông tin, kiến thức hữu ích, việc khám phụ khoa là rất cần thiết đối với tất cả mọi phụ nữ và càng quan trọng đối với những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ.
Việc khám phụ khoa nên thực hiện ít nhất 1 lần /năm. Tuy nhiên khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau thì chị em nên đến gặp ngay bác sỹ để khám, đặc biệt là:
- Khi cơ quan sinh dục có những biểu hiệu không bình thường:
+ Thấy đau vùng chậu kèm theo sự khó chịu ở vùng bụng.
+ Có hiện tượng chảy máu bất thường ở âm đạo.
+ Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, không đều.
+ Có sự bất thường ở dịch âm đạo (có mùi, đổi màu…); Kinh nguyệt có mùi hôi hoặc chuyển màu (màu vàng, xanh hoặc xám).
+ Thường xuyên thấy đau hoặc ngứa ngáy ở vùng kín.
+ Những bất thường có liên quan tới vấn đề tiểu tiện,…
- Thấy có cơn đau mỗi khi quan hệ tình dục. Có nhiều mức độ, kiểu đau khác nhau, tuy nhiên khi thấy có cơn đau mạnh và kéo dài, hoặc kèm theo chảy máu bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sỹ khám, bởi nguyên nhân có thể do bị khô âm đạo, hoặc bị nhiễm trùng hay có u xơ tử cung…
- Khám phụ khoa trước khi kết hôn và trước khi quyết định mang thai. Điều này sẽ giúp cho người nữ có thể đánh giá và biết được một cách tổng quát sức khỏe sinh sản của mình và chuẩn bị được kế hoạch mang thai của mình để đảm bảo sức khỏe cho không chỉ cho bản thân mà cả đứa con tương lai. Đến thăm khám, người phụ nữ trẻ ở độ tuổi vị thành niên và những phụ nữ chưa có quan hệ tình dục sẽ nhận được những tư vấn, khuyến cáo có ích của các bác sỹ để biết cách xây dựng một nếp sống lành mạnh, biết cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp tình dục an toàn, các phương pháp ngừa thai…
2. Quy trình khám phụ khoa cơ bản
Nhiều người chị em thấy e ngại và lo lắng khi đi khám phụ khoa. Tuy nhiên trên thực tế việc khám phụ khoa rất đơn giản và nhẹ nhàng. Phụ thuộc vào các cơ sở y tế khác nhau mà quy trình khám có thể có những sự khác biệt, nhưng nhìn chung một quy trình khám phụ khoa cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:
2.1. Khám lâm sàng bên ngoài cơ quan sinh dục
Sau khi tiến hành thu thập các thông tin về người đến khám (thông tin cá nhân, tiền sử bệnh nếu có, khai thác các dấu hiệu khác lạ mà người phụ nữ đến khám cung cấp), bác sỹ sẽ dùng tay và mắt để tiến hành kiểm tra, khám bên ngoài cơ quan sinh dục cũng như cả phần bụng để xem xét có sự bất thường, có tổn thương hay khối u, cục nào không.
2.2. Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để khám bên trong cơ quan sinh dục
Bước khám bên trong bộ phận sinh dục có sử dụng các dụng cụ chuyên khoa (mỏ vịt…) thường được áp dụng với những phụ nữ đã có gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục.
Để khám, bác sỹ sẽ dùng kẹp mỏ vịt để giúp quan sát, kiểm tra âm đạo, cổ tử cung, đồng thời lấy mẫu dịch âm đạo, mẫu tế bào tử cung để soi và làm xét nghiệm.
Có nhiều chị em lo lắng vì sợ sẽ chịu đau đớn khi bác sỹ đưa mỏ vịt vào âm đạo, nhưng trong thực tế dụng cụ đó đã được khử trùng và bôi trơn nên rất dễ thâm nhập vào cơ quan sinh dục mà hầu như không gây nên sự khó chịu hay đau.
2.3. Làm siêu âm
Siêu âm là một thủ thuật được các bác sỹ sử dụng trong khám phụ khoa nhằm mục đích quan sát, xem xét các bộ phận của cơ quan sinh dục nằm sâu bên trong cơ thể như tử cung, vòi tử cung, buồng trứng… Đối với những phụ nữ đã có gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục, bác sỹ sẽ sử dụng biện pháp siêu âm đầu dò, đưa đầu dò vào qua đường âm đạo. Còn đối với những người nữ còn trong độ tuổi vị thành niên và chưa có quan hệ tình dục, các bác sỹ sẽ thực hiện siêu âm từ bên ngoài vùng bụng để thu thập những thông tin này. Việc đưa đầu dò vào sâu trong cơ quan sinh sản sẽ gây một ít khó chịu cho người phụ nữ, tuy nhiên nếu như người thực hiện siêu âm là bác sỹ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tay nghề cao thì sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều.
2.4. Bước khám cuối: khám phụ khoa bằng tay
Vào lúc này, người bác sỹ sẽ đưa một hoặc 2 ngón tay đã đeo găng được bôi trơn vào sâu trong âm đạo, kết hợp với việc nắm vùng bụng để thăm khám, kiểm tra dịch tiết ra từ tử cung, cổ tử cung, xem xét xem có khối u trực tràng nào không…; xác định kích thước, vị trí tử cung… Công đoạn khám này thường là rất nhẹ nhàng, không gây nên sự khó chịu hay đau đớn nào cho người nữ được khám.
2.5. Những xét nghiệm mà bác bác sỹ có thể chỉ định làm khi khám phụ khoa
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của người phụ nữ đến khám mà các bác sỹ sẽ có những chỉ định làm các xét nghiệm cụ thể, như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch âm đạo, các xét nghiệm tầm soát sàng lọc ung thư tử cung, cổ tử cung… Trong đó, hầu như tại các lần khám phụ khoa, các bác sỹ luôn khuyến cáo làm xét nghiệm dịch âm đạo để nhằm xác định người phụ nữ đến khám có bị mắc các bệnh viêm nhiễm đường âm đạo do trùng roi, nấm, tạp khuẩn… hay không.
2.6. Kết luận và tư vấn
Sau khi tổng hợp quá trình thăm khám và kết quả các xét nghiệm đã thực hiện, bác sỹ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe sinh sản và cung cấp cho người nữ đến khám những tư vấn cụ thể, kể cả hướng điều trị các bệnh được phát hiện, đồng thời sẽ lên lịch tái khám để xác định kết quả điều trị.
3. Những vấn đề chị em cần lưu ý trước khi đi khám phụ khoa
Có thể thấy việc khám phụ khoa là đơn giản, không phức tạp nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên để quá trình khám diễn ra dễ dàng, suôn sẻ và cho kết quả tốt nhất, trước khi đến cơ sở y tế để thăm khám, chị em cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Cần tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái, không băn khoăn lo lắng, lựa chọn trang phục phù hợp để thuận tiện cho quá trình thăm khám của bác sỹ.
- Nếu đã có gia đình, nên kiêng không quan hệ tình dục trước thời điểm đi khám ít nhất 48 giờ và không thực hiện việc thụt rửa âm đạo và sử dụng các loại thuốc, dung dịch vệ sinh phụ nữ để có kết quả xét nghiệm chính xác.
- Ngừng sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo (như thuốc ngừa thai…) trong 72 giờ trước ngày đi khám.
- Không đến khám vào lúc đang có hành kinh, chỉ đến khám sau khi đã sạch kinh khoảng 3 - 4 ngày. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi đến khám. Kiêng sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, có nhiều chất ngọt.
- Nên lựa chọn những cơ sở y tế có uy tín, an toàn với đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
Bệnh viện Phụ sản Thiện An - một địa chỉ tin cậy để chị em tìm đến
Bệnh viện Phụ sản Thiện An là bệnh viện chuyên khoa về Phụ sản và Hỗ trợ sinh sản. Tại đây, ngoài một cơ sở vật chất khang trang với các trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, hiện đại, các chị em đến khám và chữa bệnh tại đây sẽ được phục vụ bởi một tập thể y, bác sỹ có chuyên môn cao về sản phụ khoa, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm công tác với tác phong làm việc nhanh nhẹn, tận tình.
Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản Thiện An đang triển khai gói Thăm, khám sàng lọc bệnh phụ khoa cơ bản với chi phí ưu đãi hợp lý.
Đến với Bệnh viện Phụ sản Thiện An, chị em sẽ được thụ hưởng một cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, hiện đại, một phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình, thân ái của một đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, đứng đầu là AHLĐ. TTND. GS. TS. Nguyễn Viết Tiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch Hội Sản Phụ khoa Việt Nam cùng nhiều chuyên gia đầu ngành khác như PGS. TS. Cung Thị Thu Thủy; TTND. ThS. BS CKII Lê Thị Thanh Thúy; TTƯT. BS CKII Nguyễn Thị Hồng Minh… cùng nhiều chuyên gia khác.
Để biết thêm thông tin và được thăm khám, tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Phụ sản Thiện An qua số điện thoại Hotline 1900 - 633 - 081 hoặc trực tiếp tại Bệnh viện theo địa chỉ: Số 27 Ngõ 603, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
Fanpage Facebook: www.facebook.com/phusanthienan