Tìm hiểu cơ bản về Cá sặc bướm (sặc Cẩm thạch, cá sặc cảnh)
Cá sặc bướm hay còn được biết đến với tên gọi cá sặc Cẩm thạch hay cá sặc Cảnh. Chúng là một loài cá cảnh thuộc họ cá tai tượng. Loài cá này phân bố khá rộng rãi, chúng được tìm thấy chủ yếu ở lưu vực sông Mê Kông, các vùng của Trung Quốc hay những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Indonesia.
Cộng đồng quốc tế biết đến loài cá này với tên gọi “Three-Spot Gourami” có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt là cá sặc Ba chấm. Sỡ dĩ người ta gọi chúng với cái tên này vì chúng gây ấn tượng bởi 2 đốm dọc theo mỗi bên của cơ thể, những điểm này thẳng hàng với mắt khiến mắt trông giống như đốm thứ ba.
Loài cá sặc bướm này có tầm quan trọng tương đối trong thương mại, được xem như một loài cá có thể dùng như một loại thực phẩm trong ăn uống và chúng cũng được nuôi trồng phổ biến trong các trang trại. Không những thế, chúng cũng là một trong những “gương mặt quen thuộc” trong giới cá thủy sinh.
Đặc điểm nhận biết Cá sặc bướm
Cá sặc bướm là một loài cá cứng, có thân hình thuôn dài và nổi bật với nhiều màu sắc khác nhau như xanh lam, vàng, bạc và lốm đốm. Miệng của chúng rất nhỏ, lệch, hàm trên thẳng đứng và hơi nhô ra, hàm dưới nổi rõ. Vảy có kích thước vừa phải, sắp xếp không đều. Vây đuôi hơi nhám hoặc có thể bị cụt.
Những con đực và con cái thường có sự khác biệt về vây lưng, ở con đực thông thường sẽ có vây lưng dài hơn con cái. Đặc điểm khác biệt nhất của loài cá sặc bướm này là chúng có hai đốm bên dễ thấy nằm ở góc đuôi và phần trung tâm của cá. Trên lưng hậu môn, vi ti và vi đuôi xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu cam.
Hướng dẫn nuôi Cá sặc bướm đúng cách
Cá sặc bướm có vùng phân bố sinh thái rộng, nên chúng có thể sinh sống được trong nhiều môi trường khác nhau: từ môi trường nước ngọt thông thường đến nước lợ, hay thậm chí là nước than bùn hoặc nước bị ô nhiễm vẫn không là trở ngại quá lớn đối với loài cá này.
Vốn dĩ chúng được tìm thấy nhiều nhất ở những vùng đầm lầy, ruộng lúa, vũng, mương, ao hay những vùng nước nông có độ sâu dưới 2m, có dòng chảy chậm và có những loài thủy sinh phong phú. Chúng thường sẽ không tìm thấy ở những nơi có nước chảy quá mạnh hay các sông suối chảy xiết, vì những nhược điểm do cơ thể bị nén về 2 bên của loài cá này.
Cá sặc gấm | Hướng dẫn cách nuôi, sinh sản và giá bán
Bể nuôi cá sặc bướm
Cá sặc bướm thường bị thu hút bởi những khu vực có nhiều cây cối thấp, nơi mà chúng có thể ẩn náu. Nhiệt độ môi trường trong bể cá dao động từ 26 đến 34 °C. Oxy hòa tan trong môi trường sống có thể thấp vì cá sặc bướm có khả năng thở bằng không khí. Độ pH tối ưu của môi trường trong bể cá dao động từ 6,0 – 8,5, độ cứng của nước cacbonat thích hợp từ 50 – 140 ppm, nhiệt độ của nước trung bình từ 73 – 82°F.
Loài cá đặc biệt này cực kỳ thích ẩn náu trong các hang động và khe hở, nên trong bể chứa có thể đặt một số cây, đá hay lũa để tạo chỗ ẩn náu cho chúng. Nên chú ý thay nước bể cá thường xuyên, tránh hiện tượng tích tụ tảo trong nước bể, giúp cho cá khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng.
Cá sặc bướm có thể được nuôi chung với nhiều đồng loại có cùng kích thước và tập tính. Loài cá này có thể không hòa hợp với một số loài cá khác, vì vậy cần phải hiểu biết và nghiên cứu kỹ về những loài cá có thể nuôi chung với chúng, một số loài hung dữ không nên được ghép với những con ôn hòa và điềm tĩnh.
Chế độ ăn của cá sặc bướm
Chế độ ăn uống và thức ăn dành cho giống cá này cũng rất dễ dàng bởi chúng thuộc loài cá ăn tạp. Có thể gặm nhấm cả thực vật trên cạn lẫn dưới nước. Loài cá này sống bằng chế độ ăn cân bằng giữa thực vật và thịt trong tự nhiên.
Chúng thường ăn trứng muỗi, giáp xác, ấu trùng, côn trùng, tảo, động vật không xương sống, động vật phù du và những sinh vật nhỏ khác. Những con lớn có thể ăn tôm và các loài cá nhỏ hơn. Cá sặc gấm có thể bắn nước từ miệng của nó và bắn côn trùng trên cây vào nước rồi ăn chúng.
Người nuôi cá nên bổ sung vào chế độ ăn của chúng những thực phẩm dạng mảnh vụn và thức ăn viên. Cần chú ý không để cho thức ăn của cá bị nhiễm khuẩn, nếu thức ăn không đảm bảo sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của cá và gây ảnh hưởng đến cá con.
Quá nhiều đồ ăn cũng gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi và thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng chết cá. Cá sặc bướm nên hoàn thành bữa ăn của chúng trong vòng 5 phút để tránh hiện tượng ăn quá nhiều.
Tìm hiểu cá Xecan | hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc và sinh sản
Sinh sản và chăm sóc cá sặc bướm con
Cá sặc bướm đạt độ tuổi thành thục sinh sản với chiều dài khoảng 7cm, thường từ 12 – 14 tuần tuổi. Khi đến giai đoạn sinh sản, con đực sẽ xây dựng tổ bong bóng, thường là ở bề mặt, nhô cao hơn 3 cm so với mặt nước và dài đến 25 cm.
Trung bình trong mỗi giai đoạn sinh sản có thể tạo ra 300 – 4000 trứng. Quá trình sinh sản xảy ra trong môi trường nhiệt độ khoảng 23 – 29 °C. Con đực thường gom trứng, đặt vào ổ và bảo vệ chúng cho đến khi chúng đạt đến giai đoạn bơi tự do. Cá con sẽ bơi tự do được trong khoảng 4 – 5 ngày sau đó.
Không nên cho cá ăn thức ăn dạng lỏng hoặc cứng, trong tuần đầu tiên sinh sản. Cá con phải được theo dõi cẩn thận và tách biệt với những con cá lớn, vì tốc độ tăng trưởng khác nhau có thể xảy ra hành vi ăn thịt đồng loại.
Có thể thấy, cá sặc bướm không hề khó nuôi, khó chăm như một số người từng nghĩ. Chúng giờ đây là một trong những loài cá phổ biến trong lĩnh vực cá cảnh. Loài cá này phải lòng nhiều tín đồ cá cảnh, không những vì giá cả vô cùng hợp lý, mà còn vì màu sắc lạ mắt, dễ nuôi và sinh sản vô cùng tốt.
Với những người nuôi quy mô nhỏ trong gia đình, giống cá này là một lựa chọn vô cùng lý tưởng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo về mặt kinh tế. Nếu như bạn đang có ý định lắp đặt một bể thủy sinh nho nhỏ trong nhà thì cá sặc bướm chính là một gợi ý hay mà bạn không thể bỏ qua.