Business Intelligence (BI) là gì? Những giá trị mà BI mang lại cho doanh nghiệp lớn đến đâu để nó trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp? Và làm thế nào để ứng dụng công nghệ BI vào quá trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả? Hãy cùng CareerViet khám phá ngay những nội dung đó trong bài viết dưới đây.
Business Intelligence (BI) là gì?
Business Intelligence (BI) hay còn được gọi là Kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp. Chúng là cả hệ thống vận hành, bao hàm tất cả các kỹ năng, quy trình, công nghệ và ứng dụng nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về sự vật, sự việc, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn.
Business Intelligence (BI) là công cụ giúp doanh nghiệp vận hành tốt. (Nguồn: Internet)
BI nắm giữ khả năng chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có ý nghĩa nhằm phục vụ đúng quá trình phân tích kinh doanh. Các dữ liệu đó được chuyển đổi và thúc đẩy doanh nghiệp hành động.
Một quan điểm khác còn cho thấy, BI vẽ ra bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà lãnh đạo sẽ thấy được những thành quả trong quá khứ và dự đoán bước tiến mới trong tương lai của doanh nghiệp.
Tóm lại, dù nhìn nhận khái niệm này ở góc độ nào, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Do vậy, hệ thống này còn được gọi với cái tên khác là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System- DSS).
Hệ thống BI
Hệ thống Business Intelligence là kho dữ liệu tổng hợp với nhiều nguồn, định dạng khác nhau. Việc phân tích dữ liệu BI không phải là những phân tích đơn giản mà cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật nhằm khai phá dữ liệu (Data Mining) dùng để phân loại (classification) hay phân cụm (clustering) hoặc đưa ra dự đoán (perdiction).
Một hệ thống BI hoàn chỉnh sẽ là sự kết hợp hoàn hảo của ba yếu tố sau đây:
- Data Warehouse là kho dữ liệu tổng của doanh nghiệp hay tổ chức. Dữ liệu này chưa được xử lý, thu thập từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều định dạng.
- Data Mining là công cụ khai phá dữ liệu trong kho dữ liệu tổng. Được dùng để phân tích và tìm ra các mối liên hệ hay ý nghĩa của dữ liệu thông qua việc phân loại (classification) hay phân cụm (clustering) hoặc đưa ra dự đoán (perdiction).
- Data Analyst là công cụ phân tích và biến các dữ liệu trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hình dung hơn. Từ đó, nhà quản lý sẽ nhìn nhận, phát hiện vấn đề và đưa ra những chiến lược cụ thể ứng dụng vào hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi ích của BI đối với doanh nghiệp
Business Intelligence không chỉ là hệ thống tổng hợp thông tin đơn thuần mà còn có nhiệm vụ kiểm soát dữ liệu chặt chẽ. Các dữ liệu này đều sẽ trở thành những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển. Ngay cả những thông tin thường ngày chúng ta vẫn tiếp nhận như xu hướng tiêu dùng, giá cả, dịch vụ đều là kết quả việc phân tích dữ liệu BI.
BI mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. (Nguồn: Internet)
Có 8 lợi ích mà hệ thống BI mang lại cho doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy nhất.
- BI có khả năng tổng hợp thông tin và giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn thông tin đó hiệu quả hơn, dù cho có sự biến động của các yếu tố bên ngoài;
- Từ kết quả phân tích BI, doanh nghiệp nhìn ra hướng đi đúng đắn, đưa ra quyết sách nhanh chóng, kịp thời;
- Dự đoán xu hướng và hành vi khách hàng trong tương lai, mang đến cái nhìn tổng quan cho doanh nghiệp;
- Nhờ có BI mà doanh nghiệp có chiến lược marketing phù hợp ứng với từng giai đoạn cụ thể;
- Giảm thiểu thời gian, tối ưu chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp;
- Ứng dụng tốt BI trong quản lý giúp gia tăng lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Tạo tiền đề để tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh mới.
- Thông qua dữ liệu BI, doanh nghiệp biết được điểm yếu, điểm mạnh của mình. Từ đó, đưa ra giải pháp và thay đổi kịp thời, mang tính bền vững.
Phân biệt sự khác nhau giữa BI và BA
Khi nhắc đến giải pháp quản lý dữ liệu doanh nghiệp, bên cạnh công cụ BI thì BA cũng được đề cập tới khá nhiều. Nếu ví BI là thành quả mà bạn đạt được trong cuộc sống thì BA lại nêu ra lý do mà bạn đạt được kết quả đó. Tóm lại, hai công cụ này đều có khả năng thu thập thông tin, tổng hợp và xử lý để đưa ra các thông tin chuyên sâu hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp định hướng phát triển tốt trong tương lai. Tuy nhiên, giữa BI và BA vẫn tồn tại những điểm khác biệt, liên quan đến cách vận hành và thông tin đầu ra.
BI và BA có những đặc trưng khác nhau để nhận diện. (Nguồn: Internet)
Xét về bản chất, Business Intelligence thể hiện các dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ. Nó tập trung vào giải quyết các vấn đề như sự kiện gì đã xảy ra, vấn đề nằm ở đâu. Trong khi đó, Business Analytics lại tập trung phân tích dữ liệu đã có kết quả từ trước và đưa ra các dự đoán trong tương lai. Chúng cho doanh nghiệp biết được rằng sự kiện này còn có thể xảy ra và kéo dài trong bao lâu hay những gì sắp tới sẽ hot.
Về mức độ tập trung, Business Intelligence tập trung phân tích dữ liệu liên quan đến chức năng và quy trình vận hành. Từ đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng hiện tại và có những giải pháp để tối ưu vận hành. Business Analytics lại là công cụ được sử dụng để nắm bắt xu hướng và dự đoán rủi ro trong tương lai. Sau khi được sàng lọc cụ thể, đây sẽ là cơ sở để phát triển chiến lược doanh nghiệp.
Xét về đối tượng sử dụng, BI dành cho những doanh nghiệp có quy mô lớn và mô hình hoạt động còn chưa đi vào quỹ đạo. BA có sự thích nghi tốt với mọi loại hình doanh nghiệp, nó đóng vai trò thúc đẩy hiệu suất làm việc hướng tới mục tiêu đề ra.
Công nghệ hỗ trợ BI
Đằng sau những kết quả mà BI mang lại cho doanh nghiệp là sự hỗ trợ của các công nghệ:
- Kho dữ liệu tổng (Data Warehouse);
- Hệ thống hoạch định nguồn lực dành cho doanh nghiệp (Enterprise resource Planning - ERP);
- Công nghệ truy vấn và lập thành báo cáo (Query and report writing technologies);
- Công cụ khai thác thông tin và phân tích dữ liệu (Decision support systems);
- Công cụ hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management).
Các hoạt động chính của BI
Business Intelligence là trợ thủ đắc lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phân tích và đưa ra phán đoán chính xác. Chúng đảm nhiệm khá nhiều hoạt động khác nhau, trong đó, tập trung vào 6 hoạt động chính.
Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định (Decision support)
Mục đích mà BI thu thập dữ liệu là để nhìn nhận ra vấn đề của doanh nghiệp. Cho nên, BI đóng vai trò tác động rất lớn đến các chiến lược kinh doanh mà công ty hướng tới.
Thực hiện truy vấn và báo cáo (Query and reporting)
Từ dữ kiện được thu nhập từ trước, hệ thống tự động phân tích và lưu trữ những chi tiết quan trọng. Sau đó, tiến hành lập báo cáo dưới dạng mô hình để cho ta thấy được bức tranh tổng quan nhất.
Tiến hành phân tích trực tuyến (Online analytical processing)
Thông qua hoạt động này, người dùng có thể trích xuất thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng phân tích xu hướng, lập báo cáo tài chính, ngân sách.
Ngoài ra, BI còn có khả năng phân tích thống kê, dự đoán và khai thác dữ liệu. Tất cả các hoạt động đều nhắm đến mục tiêu định hướng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.
Lời khuyên khi áp dụng BI
Mặc dù BI mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng không phải bất kỳ đơn vị nào áp dụng cũng thành công. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ việc ban quản lý chưa định hình rõ doanh nghiệp của mình cần gì và phải làm gì.
Do vậy, để áp dụng BI thành công, người dùng cần xác định lượng thông tin mình cần thu thập. Xác định rõ thời lượng báo cáo, tần suất báo cáo, thực hiện xử lý dữ liệu theo đúng quy trình.
Cơ hội việc làm của BI
Có rất nhiều người thắc mắc business intelligence lương bao nhiêu và cơ hội việc làm thế nào. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhận thấy rằng, các doanh nghiệp đang phát triển ngày càng nhiều. Và điều họ cần là tối ưu bộ máy quản lý, kết nối thông tin để làm cầu nối cho sự phát triển về sau.
BI mang đến cho người trẻ cơ hội việc làm hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Trong khi đó, business intelligence lại hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó. Mặt khác, đây là ngành đang thiếu nhân lực trầm trọng, trong khi nhu cầu tuyển dụng cực cao. Do vậy, có thể khẳng định đây là mảnh đất màu mỡ mà người trẻ nên thử sức. Bạn không chỉ được tiếp cận với những doanh nghiệp lớn trong nước như Lazada, Shopee mà còn có cơ hội tìm việc quốc tế. Một nguồn thu nhập trong mơ là động lực to lớn khiến bạn muốn dấn thân vào ngành nghề này.
Những câu hỏi thường gặp về Business Intelligence (FAQ)
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp về business intelligence.
Sự khác biệt giữa Data Analytics và Business Intelligence là gì?
Sở dĩ chúng ta cần so sánh hai khái niệm này là bởi chúng thường xuyên được sử dụng thay thế cho nhau. Điều này rất dễ gây hiểu lầm đến bản chất của Data Analytics và Business Intelligence.
Theo đó, BI cho con người nhìn nhận vấn đề thông qua các dữ kiện từ quá khứ. Còn Data Analytics lại đòi hỏi chuyên môn cao, khai thác thông tin ở vùng dữ liệu rộng lớn hơn để đưa ra dự đoán cho tương lai. DA sử dụng các thuật toán để mô phỏng và phân tích các mối quan hệ của dữ liệu, không hiện hữu trực tiếp trên bề mặt.
Mục tiêu của BI là gì?
Thực chất, mục tiêu mà BI hướng đến rất đơn giản. Các hoạt động được BI tiến hành nhằm cung cấp đầy đủ thông tin đúng thời điểm, chính xác nhất cho người dùng. Từ đó, giúp họ có những quyết định táo bạo và phù hợp hơn.
BI (Business Intelligence) đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp. Như vậy, CareerViet đã cùng bạn đọc điểm qua những thông tin cơ bản nhất về công nghệ này. Hãy tiếp tục học hỏi và ứng dụng BI vào doanh nghiệp của bạn để tạo nên bước đột phá trong tương lai nhé! Ngoài ra bạn có thể tạo ngay cho mình một CV chuyên nghiệp để ứng tuyển với CVHay, kiểm tra lộ trình nghề nghiệp thông qua CareerMap và tham khảo mức lương trung bình cho các vị trí phổ biến nhất tại VietnamSalary.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm Nam Định | Việc làm tại Nam Định | Việc làm cho nữ ở Tây Ninh