Thông thường, phụ nữ mang thai phải hạn chế ăn sầu riêng vì nhiều lời đồn rằng loại quả này có tính nóng, dễ gây chứng đầy hơi, khó tiêu và có hại cho thai nhi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Do đó, trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng giải đáp cho câu hỏi: “Mẹ bầu ăn sầu riêng được không?” và tìm hiểu thêm về lợi ích, tác hại, cách ăn đúng của loại quả này.
Mẹ bầu ăn sầu riêng được không?
Mẹ bầu ăn sầu riêng được không? Câu trả lời là ĐƯỢC, phụ nữ hoàn toàn có thể ăn sầu riêng trong giai đoạn mang thai. Nguyên do là vì chưa từng có bất kỳ các thí nghiệm cũng như là trường hợp cho thấy sầu riêng có tác động xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Ngược lại, loại trái này còn chứa một lượng lớn khoáng chất và vitamin dồi dào, khá phù hợp để bồi bổ cho phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu ăn sầu riêng được không?
Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
Về thành phần và giá trị dinh dưỡng, trong 100g sầu riêng sẽ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu sau đây:
- Carbohydrate toàn phần: 30.4 - 34.1 g
- Chất xơ: 3.8 g
- Riboflavin: 0.2 mg
- Sắt: 0.73 - 1.0 mg
- Phốt pho: 37.8 - 44.0 mg
- Acid ascorbic (vitamin C): 23.9 - 25.0 mg
- Vitamin A: 20 - 30 IU
- Protein: 2.5 - 2.8 g
- Canxi: 7.6 - 9.0 g
- Kali: 436 mg
- Thiamin (vitamin B1): 0.2 mg
Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng là gì?
Lợi ích của sầu riêng đối với mẹ bầu
Muốn trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu ăn sầu riêng được không?” thì việc hiểu về lợi ích của loại trái cây này đối với mẹ bầu là rất quan trọng. Không những không gây hại đến cơ thể, việc ăn sầu riêng trong lúc mang thai còn giúp đem lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Cụ thể các lợi ích có thể kế đến như:
- Hạn chế và ngăn ngừa táo bón: Vì sầu riêng có rất nhiều chất xơ, tác động tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giúp tăng nhu động ruột và giảm tình trạng táo bón.
- Cung cấp Folate cho cơ thể: Đối với phụ nữ mang thai, giai đoạn 3 tháng đầu tiên rất cần dưỡng chất Folate. Đây là loại chất dinh dưỡng đóng vai trò to lớn trong việc hình thành ống thần kinh và tế bào máu, thiếu đi chất này sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Theo đó, ăn 100gam sầu riêng sẽ giúp cung cấp cho mẹ bầu 36 mcg Folate, giúp đáp ứng phần nào nhu cầu hàng ngày.
- Tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con: Vì trong thành phần của sầu riêng có chứa một lượng vitamin C đáng kể. Nhờ đó, việc ăn sầu riêng sẽ thúc đẩy khả năng hấp thu vitamin C vào cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Đồng thời, góp phần giúp thai nhi hấp thu nhiều sắt và canxi hơn.
- Chống trầm cảm và điều hòa huyết áp khi mang thai: Trong sầu riêng, có chứa nhiều loại chất béo tốt cho cơ thể và không chứa cholesterol. Nhờ vậy mà việc ăn loại quả này sẽ giúp mẹ bầu ổn định sức khỏe tinh thần, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa bệnh trầm cảm khi mang thai.
Lợi ích của sầu riêng đối với mẹ bầu
Tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn sầu riêng không đúng cách
Để có thể hiểu sâu sắc và trả lời tốt câu hỏi: “Bà bầu ăn sầu riêng được không?” thì chúng ta cần tìm hiểu thêm về các tác hại của loại quả này. Vì có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết, nên việc ăn sầu riêng thường ít gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mẹ bầu gặp một số vấn đề về sức khỏe khi ăn loại quả này.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ăn quá nhiều, vượt xa mức nhu cầu cần thiết, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng quá cao, đồng thời làm tăng cân nặng của bé trong bụng mẹ. Điều này dẫn đến hậu quả là làm cho quá trình sinh nở và chuyển dạ ở người mẹ gặp phải nhiều khó khăn hơn.
Ăn sầu riêng quá nhiều không tốt cho sức khỏe
Xem thêm: Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
Cách ăn sầu riêng đúng khi mang thai
Để đảm bảo an toàn sức khỏe khi mang thai, mẹ bầu nên ăn sầu riêng theo các cách sau:
- Dùng trực tiếp, với lượng vừa đủ.
- Chế biến thành các món tráng miệng và đồ ăn nhẹ như kem sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng, bánh kếp sầu riêng.
Ngoài ra, khi ăn loại quả này, mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý và tuân thủ một số điều quan trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Nên uống nhiều nước: Dù sao thì sầu riêng cũng là loại trái cây có tính nóng, nên mẹ bầu cần uống nhiều nước mỗi khi sử dụng để hạn chế tình trạng nóng trong người.
- Tránh ăn các đồ cay, nóng: Khi đã ăn loại trái cây này rồi, mẹ bầu nên hạn chế ăn thêm các đồ ăn có vị cay, nóng khác. Điều này sẽ giúp điều hòa lại nhiệt độ cơ thể và tránh làm tăng thêm tình trạng nóng trong người.
Bà bầu có thể chọn ăn kem sầu riêng để thay thế cho cách ăn truyền thống
Lượng sầu riêng an toàn cho bà bầu
Trung bình, chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần không ăn quá nhiều, nhằm giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu muốn biết cụ thể hơn về hàm lượng sầu riêng trong mỗi lần ăn là bao nhiêu thì nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì bác sĩ sẽ giúp các mẹ bầu xác định lượng sầu riêng thông qua tình trạng sức khỏe, chu kỳ mang thai và các yếu tố liên quan khác.
Lượng sầu riêng an toàn cho bà bầu là bao nhiêu?
Những mẹ bầu nào không nên ăn sầu riêng?
Tuy rằng sầu riêng là loại trái cây được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng vẫn có một số trường hợp được khuyến cáo nên tránh tiêu thụ sầu riêng, bao gồm:
- Mẹ bầu đã hoặc đang mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Bà bầu ở trong tình trạng béo phì, thừa cân.
- Gia đình của mẹ bầu ấy có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
- Phụ nữ mang thai đang ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba.
Mẹ bầu béo phì không nên ăn sầu riêng
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin giải đáp cho thắc mắc: “Bà bầu ăn sầu riêng được không?” và câu trả lời là hoàn toàn ăn được. Qua đó, các mẹ bầu hãy thêm sầu riêng vào thực đơn để tận dụng nhiều lợi ích tuyệt vời từ loại trái cây này. Cuối cùng, nếu muốn biết thêm các kiến thức bổ ích khác về dinh dưỡng cho mẹ bầu, thì đừng quên theo dõi website chính thức của Pharmacity, bạn nhé
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
- Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
- Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn măng cụt được không? Lợi ích và cách ăn an toàn