Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần rất chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Lá bạc hà có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, và được dùng trong cả đông y, tây y. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về các thành phần trong lá bạc hà và công dụng của nó. Đồng thời, bạn cũng sẽ được giải đáp thắc mắc bầu ăn rau bạc hà được không?
Thành phần dinh dưỡng của rau bạc hà
Trước khi trả lời câu hỏi bầu ăn bạc hà được không, bạn hãy cùng tìm hiểu những thành phần dinh dưỡng của nó nhé! Bạc hà thuộc cây thân thảo, sống ở những nơi râm mát, ẩm ướt và khó phát triển vào mùa đông. Thân bạc hà vuông, mọc đứng hoặc bò dưới đất, lá màu xanh đậm, mép có răng cưa và có lông ở 2 mặt.
Trong bạc hà chứa nhiều tinh dầu menthol nên tạo ra mùi thơm hơi hắc. Cũng vì thế, bạc hà thường được dùng để làm chất tạo hương cho bánh kẹo, kem, nước uống, xà phòng, dầu gội.
Về thành phần dinh dưỡng, bạc hà chứa vitamin A, kali, magie, canxi, vitamin nhóm B, phốt pho, vitamin C, sắt, chất xơ… Về dược học, lá bạc hà cũng chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe gồm Camphene, Menthol, Menthone, Isomenthone, Menthyl Acetate, Rosmarinic acid… Ví dụ, xét trong 3,2g lá bạc hà tươi bao gồm:
- 0,12g protein;
- 0,48g carbohydrate;
- 0,03g chất béo;
- 0,26g chất xơ.
Bầu ăn rau bạc hà được không?
Theo nghiên cứu, lá bạc hà cũng có những tác dụng tốt đối với mẹ và bé trong thời kỳ mang bầu. Cụ thể như sau:
- Canxi, magie, phốt pho, vitamin B, B1, B2, B3 có trong bạc hà giúp thúc đẩy cấu trúc xương và các dây thần kinh của thai nhi phát triển.
- Vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch cho mẹ và bé.
- Vitamin A có tác dụng làm tăng cường thị lực cho mắt.
- Bạc hà có tính mát nên dễ khiến tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
- Đồng thời, khi ăn lá bạc hà, mẹ cũng sẽ có hơi thở thơm mát, dễ chịu, khử mùi hôi trong miệng hiệu quả.
- Đặc biệt, trà bạc hà ấm còn có thể cải thiện tình trạng ốm nghén và cảm giác buồn nôn trong thời kỳ mang thai.
Tóm lại, lá bạc hà khá an toàn và mẹ bầu ăn có ăn được rau bạc hà không phụ thuộc vào cách ăn và lượng ăn. Nếu các mẹ có sức khỏe hoàn toàn bình thường thì có thể ăn lá bạc hà hoặc các sản phẩm có chứa bạc hà. Ngược lại, nếu sức khỏe thai phụ yếu thì không nên ăn bởi sẽ gây một số phản ứng phụ không tốt.
9 công dụng tuyệt vời của lá bạc hà
Rau bạc hà nhìn chung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì thế bạn không cần quá lo lắng bầu ăn rau bạc hà được không. Dưới đây là 9 công dụng tuyệt vời của lá bạc hà mà bạn nên biết.
Tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu và đầy hơi
Rau bạc hà có vị cay, tính mát nhẹ nên thường được dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, dạ dày, đầy hơi. Bạc hà làm kích thích khả năng tiết dịch ở túi mật, thúc đẩy đường tiêu hóa và duy trì lượng cholesterol ổn định.
Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong bạc hà giúp kháng khuẩn và khử trùng tốt, điều tiết enzym. Nhờ đó, lượng axit giảm và không còn các cơn đau co thắt dạ dày hay đầy hơi. Bạn có thể sử dụng trà bạc hà ấm để cải thiện các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa ngay tại nhà.
Điều trị bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi, ho
Bạc hà còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh. Tinh chất menthol trong lá bạc hà giúp làm long đờm, thông mũi và làm dịu các cơn ho, đau tức họng. Bạc hà thường được chiết xuất thành tinh dầu hoặc thuốc ngậm ho.
Kháng viêm hiệu quả
Trong bạc hà còn có tinh dầu như eugenol, linalool, citronellol có đặc tính kháng viêm cao. Nhờ đó, cơ thể được bảo vệ và tránh những triệu chứng gây viêm hoặc dị ứng. Ngoài ra, tinh chất menthol trong rau bạc hà có thể bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây viêm, loét là indomethacin và ethanol.
Giữ vệ sinh răng miệng và giảm các mùi hôi khó chịu
Theo nghiên cứu, tinh dầu từ bạc hà có thể làm giảm mùi hôi miệng và ngăn ngừa vi khuẩn, công dụng này có thể kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ. Để khử mùi hôi miệng bạn có thể nhai lá bạc hà tươi, uống trà hoặc súc miệng bằng nước bạc hà để ngăn ngừa vi khuẩn, giảm mùi hôi miệng.
Hỗ trợ giảm cân
Bên cạnh thắc mắc bầu ăn rau bạc hà được không, nhiều chị em cũng lăn tăn về vấn đề hỗ trợ giảm cân từ bạc hà. Thực tế, trong bạc hà có rất ít calo và giàu chất xơ nên sau khi ăn có cảm giác no lâu hơn. Vì thế, cơ thể cũng giảm bớt thèm muốn nạp thêm thức ăn. Đồng thời, lá bạc hà cũng giúp kích thích enzym tiêu hóa và đốt cháy chất béo. Nhờ đó, quá trình trao đổi và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, mỡ thừa được tiêu hao nhiều.
Tốt cho phụ nữ thời kỳ cho con bú
Theo nghiên cứu, lá bạc hà có thể ngăn ngừa triệu chứng đau nhức ở núm vú ở phụ nữ khi cho con bú. Thông thường, trẻ sơ sinh khi bú sẽ có những tác động dẫn tới làm tổn thương, đau nhức núm vú. Bạn chỉ cần thoa nước hoặc đắp lá bạc hà xung quanh để cải thiện tình trạng trên.
Cải thiện tâm trạng, tăng cường não bộ
Tinh dầu bạc hà có mùi thơm giúp làm giảm căng thẳng, tăng sự tỉnh táo và vui tươi. Theo nghiên cứu, các hoạt động adaptogenic của bạc hà giúp điều chỉnh nồng độ cortisol trong máu và kích thích các dây thần kinh của cơ thể, giảm áp lực cho não bộ.
Điều hòa tim mạch ổn định, chống lão hóa
Các chất chống oxy hóa có trong bạc hà gồm eugenol, limonene, anthocyanins, beta-carotene. Các chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, phát triển tế bào, làm chậm lão hóa. Đồng thời, hệ tim mạch được bảo vệ khỏe mạnh hơn, bạn sẽ tránh các bệnh như ung thư, tim mạch, viêm khớp.
Xua đuổi côn trùng
Menthol có trong rau bạc hà còn có công dụng trong việc chống muỗi, côn trùng. Mẹ mang thai không thể sử dụng các hóa chất chống muỗi vì những lo lắng có hại cho sức khỏe của thai nhi thì có thể sử dụng dung dịch nước bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà để xua đuổi côn trùng.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn rau bạc hà
Vậy câu hỏi bầu ăn rau bạc hà được không đã được giải đáp. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và những lưu ý sau đây để sử dụng lá bạc hà đúng cách nhé!
- Tuyệt đối không lạm dụng ăn quá nhiều lá bạc hà mỗi ngày.
- Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp, tim mạch thì không được phép dùng bạc hà.
- Bạn hãy dùng lá bạc hà còn tươi, ngon, không bị dập, úng hoặc héo và nên bảo quản trong tủ lạnh.
- Chọn điểm bán rau bạc hà tin cậy, tránh bị phun quá nhiều thuốc sâu hoặc thuốc tăng trưởng, kích thích.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ tích lũy được kiến thức về câu hỏi bầu ăn rau bạc hà được không. Chúc mẹ và bé có thời gian thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. Hãy tiếp tục theo dõi trang web Nhà thuốc Long Châu để cập nhật các kiến thức về y học nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp