Bàn về lẽ ghét thương trong cuộc sống hằng ngày
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” (Truyện Lục Vân Tiên).
Từ ý thơ trên, bàn về “lẽ ghét thương” trong cuộc sống hằng ngày.
Hướng dẫn làm bài
a. Mở bài
Giải thích luận đề: câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến mối quan hệ giữa “ghét” và “thương”, thực ra là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tình cảm của con người.
b. Thân bài
– Người hay ghét cũng chính là hay thương, nói một cách khác, chính vì yêu thương nên mới căm giận; và sống ở đời một khi ta phải biết yêu thì khi đó mới biết cái ghét.
– Yêu cái đẹp, cái tốt; ghét cái xấu, cái ác; yêu nhân nghĩa, trung thực; ghét nịnh bợ, dối lừa; yêu cái cao cả, vô tư; ghét cái thấp hèn, ích kỉ… Yêu và ghét đúng việc là biểu hiện của một tâm hồn đẹp, có tình cảm thái độ đúng đắn về đời sống con người.
– Có những người chỉ ghét mà không thương, hoặc chỉ thương mà không ghét, hoặc thương và ghét không đúng việc, đúng người (thương những việc, những người không đáng thương, ghét những việc, những người không đáng ghét…). Nói như Xuân Diệu: “Người ta khổ vì thương, không phải cách / Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người / Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi’’. Cũng có những người không thương, không ghét điều gì cả, đó là những tâm hồn tàn lụi.
c. Kết bài
Bài học nhận thức và hành động.
– Cần nhận thức đúng đắn về đời sống để biết thương, biết ghét.
– Thương – ghét cần phải biểu hiện thành thái độ rõ ràng.