• Trang chủ
  • Đời Sống
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
  • Làm Đẹp
  • Khám Phá

Western Sydney University Việt Nam

  • Trang chủ
  • Đời Sống
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
  • Làm Đẹp
  • Khám Phá
Trang chủ

Tháng Chín 19, 2023 Tháng Chín 19, 2023 admin

An đô Vương Trịnh Cương: Tức cảnh duy tình

Trịnh Cương lên nối ngôi cụ nội Trịnh Căn năm 1709, làm Nguyên soái Tổng quốc chính An Đô Vương, tới tháng 9 năm Giáp Ngọ (1714) lại được tiến phong Đại nguyên soái Tổng quốc chính Thượng sư An vương. Có thể nói là giai đoạn mà vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương cùng trị vì, nước ta đã may mắn có được một giai đoạn không ngắn thuận hòa hai cung và thiên hạ thái bình. Để đạt được điều đó phần lớn là nhờ cách ứng xử rất phải đạo của chúa Trịnh Cương: ông biết rõ vai trò thực sự của chính mình trong việc an dân trị quốc nhưng lại không bao giờ tỏ ra thất thố mà luôn luôn khiêm nhường và giữ đúng lễ nghi vua tôi, tuyệt nhiên không có những cử chỉ phũ phàng… Khi được tiến phong, chúa Trịnh Cương đã đích thân vào bái yết Thái Miếu và chầu vua Lê Dụ Tông. Ông cũng đã từ chối không làm theo lời khuyên của một số quần thần thân tín như Nguyễn Công Hãng hay Trịnh Quán về việc dùng y phục màu vàng để tiếp kiến bề tôi và chỉ dùng y phục màu tía cho khác các quan chút đỉnh, vì ông không muốn vi phạm độc quyền của nhà vua trong việc này. Ông nói: “Ta nối giữ cơ nghiệp chúa, giúp rập nhà vua. Về sự tôn kính nhà vua, ta luôn luôn để trong bụng. Sắc vàng là đồ mặc của thiên tử, ta đâu dám dùng. Nay phủ liêu từ quan tứ phẩm trở lên dùng áo sa hoặc đoạn, thì về phần ta chỉ nên dùng sắc tía để phân biệt mà thôi” (theo “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục”)…

Tháng giêng năm Giáp Thìn (1724), chúa Trịnh Cương được thay mặt vua Lê bị đau chân lên tế đàn Nam Giao. Các cận thần lại khuyên ông theo như nghi lễ của nhà vua mà vào lễ. Thế nhưng, chúa Trịnh Cương đã lựa chọn chỗ đứng lễ ở sân điện Chiêu Sư, khác chỗ vua Lê vẫn đứng để giữ nghiêm đạo vua tôi…

Có lẽ vì những thiện cảm đối với chúa Trịnh Cương nên vua Lê Dụ Tông cũng không quá lấy làm điều, khi năm Kỷ Dậu (1729) đã phải nhường ngôi cho thái tử Duy Phường, cũng là cháu ngoại của chúa. Phải vì tâm thế an lành ấy nên chung cuộc, chính Lê Dụ Tông lại thọ hơn chúa Trịnh Cương. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1729), chúa Trịnh Cương sau khi đi chơi chùa Phật Tích, trên đường đi Như Kinh (cũng ở vùng Kinh Bắc), đã đổ bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 44, sau hai thập niên cầm quyền. Hai năm sau, tháng giêng năm Tân Hợi (1731), Lê Dụ Tông, lúc này là Thái Thượng Hoàng, đã qua đời ở cung Kiều Thọ. Hình như ông vua này và vị chúa này đã không thể chịu được âm dương cách trở nhau lâu hơn nữa!

Tham Khảo Thêm:  Bảng tính tuổi nghỉ hưu từ năm 2023 theo quy định hiện nay

Thế hệ hậu sinh thực ra không dễ đánh giá rành rẽ được tình cảm thật giữa chúa Trịnh Cương và vua Lê Dụ Tông. Duy có một điều có thể khẳng định chắc chắn: ở trong thái độ kính cẩn tới mực thước của chúa Trịnh Cương đối với vua Lê Dụ Tông thể hiện lớn hơn cả là ham muốn nhờ thế để giữ yên thiên hạ và chăm lo tốt nhất cho các thần dân. Ham muốn này đã được nhất quán thể hiện trong toàn bộ các hành xử cầm quyền của chúa Trịnh Cương và được thể hiện ở nhiều bài thơ nôm mà chúa Trịnh Cương đã viết trong những lần đi tới các miền đất nước…

Dẫu biết đất nước đang trong thời “đỉnh thịnh”, tức là rất thịnh vượng, chúa Trịnh Cương vẫn không thể xao lãng việc gần gũi thần dân và phải “giữ lề tuần tỉnh” để biết tường tận hơn “phương thổ giang san”, bởi có như thế thì mới có thể tiếp tục ban hành những chính sách nhân đức cho dân, cho nước (“phát chính thi nhân”). Thực tế là, trong trên dưới 20 năm ngồi trên ngôi chúa, An Đô Vương đã tiến hành được khá nhiều cải cách tiến bộ giúp cho nước ta trở nên an lành hơn, dân ta được sống đỡ khốn khó hơn. Ngay ở những dòng đầu tiên trong bài “Tuần tỉnh ký trình khúc” (Khúc ca ghi việc đi tuần tỉnh), chúa Trịnh Cương đã nói rất rõ ràng:

“Vận trùng quang đương dương đỉnh thịnhPhủ trị lành quốc chính dân an.Vạn cơ trong thuở dư nhàn,Muốn cho phương thổ giang sanchu tườngTuân Tiên vương giữ lề tuần tỉnh,Mặc tiện đường phát chính thi nhân…”

Tức cảnh sinh tình, những lúc đi tuần thú, chúa Trịnh Cương đã viết được khá nhiều thơ. Những bài thơ này đã được ghi vào sách “Lê triều Ngự chế Quốc âm thi”. Và đây là một trong những mảng di sản văn học và lịch sử còn chưa được nghiên cứu kỹ càng. Ở đây chúng tôi chỉ muốn lưu ý tới những câu thơ thể hiện tâm niệm ái quốc an dân luôn luôn được đeo đẳng trong lòng vị chúa hiền minh của nhà Trịnh.

Tham Khảo Thêm:  Có nên đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ? Những lưu ý mẹ bỉm cần nhớ

Trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, chúa Trịnh Cương cũng đều biết cách để gần dân, ít ra là qua những lần, nói theo ngôn ngữ hiện nay, đi thực địa. Không đi được quá xa cách kinh thành Thăng Long nhưng chúa Trịnh Cương vẫn được người đương thời đánh giá là đi nhiều biết nhiều. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối đời, ông đã thường xuyên tuần du vãn cảnh, từng tới vùng Kinh Bắc, Hải Dương hay Đông Bắc, các trấn Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ… Tới đâu ông cũng có thơ, dù không hẳn đã là những tâm sự thi sĩ thoát tục nhưng vẫn chất chứa ưu tư về cuộc đời, đặc biệt là khi ông tới thăm các ngôi chùa. Những câu thơ tả cảnh của chúa Trịnh Cương luôn chan chứa tình. Đây là thơ của ông khi viết về chùa Nhạn Tháp, chắc là ở gần Thăng Long:

“Ghẽ ghẽ danh thành áng trí nhânNơi nơi tĩnh cảnh lạt hồng trần.Mấy lần bảo thụ oanh kim giớiMột áng liên đài áng thụy vân.Chấp chới yên hà in thức gấm,Đầm hâm hoa thảo đượm hơi xuân.Tiết lành vây hợp thênh thênh bước,Phới phới cùng vui cõi Diệu Chân…”.

Còn đây là thơ về chùa Tiên Tích, ở cửa Nam thành Thăng Long, được xây trong thời Lê làm nơi lễ Phật cho các phi tần:

“Băng trông bỡ ngỡ tượng thiên nhiênTrong thế chu tuyền vẫn vẹn toàn.Tháp Nhạn chữ bày câu ứng phúc,Cửa từ đường chật kẻ cầu duyên.Chăm chăm lão hạc ngong kinh bối,Thảo thảo thần long lãng giáo thần.Khắp trần gian danh lợi khách,Răn lòng vật ngã mới nên khen”.

Không vì mình mới đáng được khen (Răn lòng vật ngã mới nên khen), cảnh chùa chỉ gợi cho chúa Trịnh Cương những nỗi niềm hỉ xả… Có lẽ càng lớn tuổi, chúa Trịnh Cương càng mơ về một nơi như chùa Yên Tử:

“Tượng còn nẻo trước dấu khai thành,Riêng chiếm yên hà mấy bức tranh.Sương tạnh am thông mầu điểm bạc,Nguyệt nhòm cửa trúc vẻ phi xanh.Nền xây bàn thạch cao ngàn đạo,Đỉnh quải vân tiêu rợp án kinh.Ngẫm sức an bài bao xiết ngợi,Nơi nơi đích thực chốn tu hành…”

Thực sự, ngay cả nếu như ta chưa hiểu rõ lắm nghĩa của các từ Nôm trong bài thơ này, ta vẫn thấm thía được sự nồng nàn trong tâm tình của chúa đối với nơi “đích thực chốn tu hành”…Có rất nhiều địa danh khác nữa được ghi trong các bài thơ Nôm của ông, trong đó có không ít địa danh mà bây giờ chúng ta khó có thể biết cụ thể là ở đâu. Thí dụ như Lã Côi chẳng hạn. Chúa Trịnh Cương đã viết khá nhiều thơ về Lã Côi, địa danh mà chúng ta chỉ có thể mơ hồ đoán là ở đâu đó quanh quanh sông Đuống, gần Kinh Bắc và Gia Lâm. Trong bài thơ vịnh cảnh Bồ Đề (ca dao về thời Lê Lợi: “Nhong nhong ngựa Ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa Ông ăn”), chúa Trịnh Cương cũng đã nhắc tới Lã Côi:

Tham Khảo Thêm:  Quá khứ của say là gì? Cách chia động từ say trong tiếng Anh

“Tắt qua nẻo ngạc sông Đào, Luận công trị thủy xiết sao công trình.Hướng thần kinh triều tông cuộn cuộn, Vững âu vàng nguyên vốn đặt an,Châu cơ xá lạ thiên ban,Bãi nhạn thớn thớn, triện nhàn thưa thưa,Dùng gió đưa tưng bừng dóng dả.Này bãi thù, kia ngã sông DâuNhững màng đón hỏi trước sau,Nọ duềnh Thiên Đức bởi đâu ngang vào,Gạt hung đào thuận dòng thẳng duổi,Đến Yên Thường vừa đội nghỉ ngơi,Tiểu hoa lâm xã Lã Côi,Hứng thừa ngụ ý thuật chơi câu tài”.

Với độc giả hôm nay, những câu thơ Nôm này có thể không dễ hiểu do sự lỗi thời của một số từ cổ, tuy nhiên, với những nhà nghiên cứu tư liệu cổ, đây là nguồn thông tin vô cùng quý giá để chúng ta có thể hình dung ra gương mặt chưa quá xa của vùng quanh sông Thiên Đức (tức sông Đuống). Và cũng hiểu thêm tấm lòng can trường của một vị chúa không ngại “gạt hung đào” trong sứ mệnh yên dân trị quốc của mình…

Cũng phải nói rằng, thơ của chúa Trịnh Cương, mặc dù chỉ là thơ tức cảnh, nhưng cũng chứa rất nhiều bài học về lý lẽ làm người, đạo lý làm quan. Xin dẫn ra đây một số thí dụ:

“Yên vui bởi dân thuần cổÝ xưa sau sở thích cầu.”(Thơ vịnh thắng cảnh Bồ Đề)“Có danh ắt thể công nên, Gấm lại thêm hoa rất sẵn nền.Lý xử đắc trung càng tử tếDịch dùng hợp thích khéo tinh nghiên.”(Thơ đáp lại nỗi hoài vọng)“Khắp trần gian danh lợi khách,Răn lòng vật ngã mới nên khen”.(Thơ chùa Tiên Tích)“Vui thay nhân quảng ân thi,Nhu hoài vốn những vỗ về gần xa”.(Thơ chùa Hưng Long)…

Những ví dụ như thế còn khá nhiều trong các bài thơ của chúa Trịnh Cương, được tập hợp trong sách “Lê triều Ngự chế Quốc âm thi”. Và đây chắc chắn sẽ là nguồn tư liệu quý cho các nghiên cứu trong tương lai về sự nghiệp và thân thế của một trong những vị chúa có ấn tượng nhất của thời Lê Trung Hưng.

Bài viết liên quan

3 Cách tạo dòng kẻ trong word hướng dẫn đơn giản nhất
3 Cách tạo dòng kẻ trong word hướng dẫn đơn giản nhất
Học phí trường Đại học Nam Cần Thơ mới nhất năm 2022-2023
Tổng hợp những nét đẹp của hoa phượng (hoa của tuổi học trò)
Tổng hợp những nét đẹp của hoa phượng (hoa của tuổi học trò)
Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Ianta là gì?
Tổng hợp 1001 những lời chúc 20/11 ngắn gọn, hay và đầy ý nghĩa dành tặng thầy cô giáo
Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2- Chương I – Sinh 12
Định Luật ÔM (Ohm) Là Gì ? Công Thức, Cách Tính & Bài tập thực hành
Định Luật ÔM (Ohm) Là Gì ? Công Thức, Cách Tính & Bài tập thực hành
Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào? Các thành tựu thời nhà Hồ?
Cách chèn, xóa cột trong word 2010, 2013, 2016, 2019
Cách chèn, xóa cột trong word 2010, 2013, 2016, 2019

Chuyên mục: Giáo Dục

Previous Post: « Quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân
Next Post: Tháng 5 Âm lịch đến gần, 4 con giáp không gặp tiểu nhân, đếm tiền mỏi tay, dài lâu may mắn »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Ăn Nho Có Tác Dụng Gì ? | Hoa Quả Sạch Fuji Fruit | Hệ thống hoa quả sạch nhập khẩu Fuji
  • 3 Cách tạo dòng kẻ trong word hướng dẫn đơn giản nhất
  • Học phí trường Đại học Nam Cần Thơ mới nhất năm 2022-2023
  • Mẹ sau sinh ăn mực được không? Có làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho con?
  • Khàn tiếng (khàn giọng): Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
  • Tổng hợp những nét đẹp của hoa phượng (hoa của tuổi học trò)
  • Cách dùng rượu, bia làm phân bón cho cây cảnh dài thần tốc, hoa nở tung
  • Kẹo dừa bao nhiêu calo? Ăn nhiều có mập không?
  • Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Ianta là gì?
  • Điều gì xảy ra nếu bạn uống nước ấm pha mật ong mỗi ngày?
  • 17+ Loại thuốc trị táo bón hiệu quả tốt nhất hiện nay
  • Tổng hợp 1001 những lời chúc 20/11 ngắn gọn, hay và đầy ý nghĩa dành tặng thầy cô giáo
  • Cách đổi các đơn vị trong nấu ăn, pha chế và làm bánh sang gram và ml
  • Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2- Chương I – Sinh 12
  • Đậu đen, gạo lứt rang có tác dụng gì?
  • #Tìm hiểu Cá lóc lửa băng – Channa sp. Fire and Ice
  • Cách ngâm rượu đậu đen – rượu ngâm đỗ đen có tác dụng gì?
  • Chuyên gia giải đáp: Bị ho ăn thịt bò được không???
  • Định Luật ÔM (Ohm) Là Gì ? Công Thức, Cách Tính & Bài tập thực hành
  • Bà bầu ăn rau diếp cá: Nên hay không nên?

Footer

Địa Chỉ

17 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Tel:       (08) 5446 5555

Hotline: 0909 607 337

Facebook:https://www.facebook.com/uws.edu.vn

Map

Về Chúng Tôi

Trang thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực

Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ [email protected]

Chính sách bảo mật

Điều khoản sử dụng

Liên Hệ

Bản quyền © 2023