Ngành Quản trị nhân lực vừa yêu cầu tính khoa học, vừa mang yếu tố nghệ thuật, buộc nhân sự cần phải linh hoạt, khéo léo trong quá trình vận dụng nhằm đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp đề ra.
Vậy ngành Quản trị nhân sự học trường nào? Thi khối nào? Và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường như thế nào?
Ngành quản trị nhân sự thi khối gì? Điểm chuẩn ngành quản trị nhân sự?
Trong năm 2022, ngành Quản trị nhân lực được các trường Đại học xét tuyển theo 4 khối thi chính, bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Ngoài ra, một số trường Đại học khác sử dụng một số tổ hợp khối thi ít phổ biến hơn, cụ thể:
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C15 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
Vậy điểm chuẩn ngành Quản trị nhân sự có cao không? Dưới đây là thông tin điểm chuẩn năm 2022 tại các trường Đại học đào tạo ngành Quản trị nhân lực, bạn có thể tham khảo:
Nhìn chung, điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực trong năm 2022 của các trường Đại học sẽ giao động từ 15 - 27.45 điểm (tính trên thang điểm 30)
Ngàng quản trị nhân sự học trường nào? Học phí ngành quản trị nhân lực?
Quản trị nhân lực luôn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt và ra sức trau dồi kiến thức cho ngành quản trị nhân sự. Cùng với nhu cầu ngành quản trị, đã có rất nhiều cơ sở, trường học đào tạo nên ngành đào tạo trên khắp cả nước. Cùng chúng tôi liệt kê những trường đại học đào tạo ngành quản trị nhân sự uy tín nhất cả nước ngay sau đây nhé:
Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực phía Bắc
- Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Học Viện Ngân Hàng
- Trường ĐH Thương Mại
- Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
- Trường ĐH Nội Vụ
- Trường ĐH Công Đoàn
- Trường ĐH Lao Động - Xã Hội (Cơ sở Sơn Tây)
- Trường ĐH Lao Động - Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
- Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam
- Trường ĐH Thành Đô
- Trường ĐH Thành Tây
- Trường ĐH Dân Lập Đông Đô
- Trường ĐH Dân Lập Phương Đông
- Trường ĐH Hải Phòng
Các trường đào tạo Ngành Quản trị nhân lực khu vực miền Trung
- Trường ĐH Đông Á - Đà Nẵng
- Trường ĐH Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
- Trường ĐH Quy Nhơn
- Trường ĐH Kinh Tế - Đại Học Huế
Các trường đào tạo Ngành quản trị nhân lực khu vực miền Nam
- Trường ĐH Kinh tế TPHCM
- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
- Trường ĐH Mở TPHCM
- Trường ĐH Tôn Đức Thắng
- Trường ĐH Trà Vinh
- Trường ĐH Hoa Sen
- Trường ĐH Lao Động - Xã Hội (Cơ sở phía Nam)
- Trường ĐH Kinh Tế -Tài Chính TPHCM
Học phí của các trường Đại học ngành Quản trị nhân lực sẽ thay đổi dựa theo mức giá tín chỉ của từng trường, dao động từ 350.000 - 600.000 VNĐ/tín chỉ.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Neu): Với 120 tín chỉ trong một năm hệ Đại học chính quy, mức học phí rơi vào 500.000 đến 667.000 VNĐ/tín chỉ.
- Trường Đại học Đông Á: Với 550.000 VNĐ/tín chỉ, mỗi kỳ sẽ đóng khoảng 8.800.000 VNĐ
- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: 387.000 VNĐ/tín chỉ, dự kiến tăng 10% so với năm ngoái 2021.
Ngành Quản trị nhân lực học gì?
Học quản trị nhân sự sẽ giúp bạn có những kỹ năg chuyên môn, kỹ năng mềm. Khi vào giảng đường đại học, sinh viên quản trị nhân lực sẽ được học:
Kiến thức cơ bản ngành quản lý nhân sự:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, xã hội và nhân văn
- Các nền tảng kiến thức giáo dục đại cương theo tiêu chuẩn chương trình đào tạo Quốc gia.
Kiến thức chuyên sâu ngành nhân sự:
- Nắm vững và vẫn dụng các kiến thức chuyên sau, hiện đại về Quản trị nhân lực,
- Có khả năng tư duy sáng tạo, vận dụng thành thạo các công cụ và phương pháp quản trị khoa học vào việc: xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược nguồn nhân lực, xây dụng các chính sách, kế hoạch, dự án trong lĩnh vực quản trị nhân lực.
- Tổ chức hoạch định và thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức
- Kiểm soát, đánh giá, phát hiện
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học các môn chuyên sau như: Quản trị Nguồn nhân lực, Định mức Lao động Tiền lương, An toàn Lao động, Luật Lao động, Hành vi Tổ chức, Nghệ thuật Lãnh đạo,...
Ngành quản trị nhân sự ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có cơ hội thử sức ở rất nhiều vị trí khác nhau, cụ thể như:
- Hành chính lễ tân
- Chuyên viên tuyển dụng
- Chuyên viên đào tạo
- Chuyên viên lương - chính sách
- Chuyên viên chính sách - đại ngộ
- Chuyên viên truyền thông nội bộ
- Chuyên viên bảo hiểm
- Sale tư vấn các khóa học về Nhân sự
- Chuyên viên quản lý nội dung các site tuyển dụng
- Chuyên viên chạy dự án nhân sự
Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ dao động từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Mức lương sẽ tăng dần theo level và kinh nghiệm của từng vị trí, từng cá nhân.
Tìm việc VCCorp, có thể bạn quan tâm:
- Chuyên viên Nhân sự
- Chuyên viên tuyển dụng (Non-IT Recruiter) tại Bizfly
- Chuyên viên tuyển dụng (IT Recruiter) tại Bizfly
Tạm kết
Hy vọng những thông tin của bài viết này sẽ giúp bạn biết được ngành quản trị nhân sự học trường nào, thi khối nào và cơ hội việc làm sau khi ra trường, từ đó lên kế hoạch phù hợp cho cá nhân mình. Đừng quên hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí khác nhau với mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn mọi thông tin xem tại đây.