Nếu bạn học lập trình thì khi ra trường bạn sẽ được làm tại những vị trí gì? Để giúp bạn hình dung được các vị trí làm việc của nghề lập trình, MindX sẽ giới thiệu tổng quan như sau:
- Front-end Developer: Chức danh này dùng để chỉ các lập trình viên phụ trách về lập trình giao diện người dùng, bao gồm phần hình thức, bố cục của nó, thường ít liên quan đến phần cứng. Với vị trí này bạn cần có kiến thức về thẩm mỹ, hiểu biết các quy tắc, quy luật thiết kế và tương tác giữa người dùng và máy móc. Kỹ năng phát triển front-end bạn cần trang bị:
- Thiết kế giao diện người dùng - UI
- Trải nghiệm người dùng - UX
- CSS
- Javascript
- HTML...
>>> 7 ngôn ngữ lập trình cơ bản và chuẩn nhất cho người mới nhập môn
- Back-end Developer: Với mảng này, các lập trình viên sẽ đảm nhiệm phần cứng của chương trình hoặc hệ thống đang chạy trên các server. Có thể nói back-end khá phức tạp bởi nó phụ trách tất cả "hậu trường" để giúp phần front-end hoạt động được. Kiến thức, kỹ năng mà một lập trình viên mảng back-end cần trang bị:
- Ngôn ngữ lập trình: Java, PHP, Ruby, Python, C++...
- Cơ sở dữ liệu database
- Hệ thống lưu trữ storage
- Hệ thống log
- Hệ thống email...
>>> Đừng bỏ lỡ: Kinh nghiệm xương máu khi học lập trình của những người thành công
- Full-stack Developer: Những lập trình viên full-stack sẽ là những kỹ sư phần mềm có thể đảm nhiệm được công việc của cả mảng back-end và front-end. Đây cũng được coi là vị trí mà bất cứ bạn trẻ nào cũng phấn đầu trở thành. Và tất nhiên cơ hội nghề nghiệp, mức lương hậu hĩnh cũng sẽ dành cho vị trí này.
Có thể nói đây là 3 vị trí lập trình viên hay gặp nhất trong các công ty, tập đoàn công nghệ, phần mềm. Ngoài ra còn có một số vị trí khác như:
- Web Developer
- Game Developer
- Mobile Developer
- Desktop Developer
- Graphics Developer
- Data Scientist
- Embedded Developer...