Khám phá 1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 49 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1.
Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử. Tại tiệm Internet, bạn D bị anh T (20 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma túy. Trong một lần sử dụng ma túy, bạn D và anh T bị công an bắt quả tang, lập biên bản, đưa về trụ sở công an cùng tang vật.
Trường hợp 2.
Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định. Sau đó, anh G đã gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11%
Trường hợp 3.
Ông V là công chức nhà nước. Trong giờ làm việc, ông V đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng.
- Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các thông tin trong bảng và các trường hợp để phân tích các hành vi của chủ thể, từ đó phân loại các vi phạm
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 1.
Bạn D (14 tuổi)
- Hành vi vi phạm: Trốn học để đi chơi điện tử, sử dụng ma túy
- Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện nghĩa vụ học tập và sử dụng chất cấm
- Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý
- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có (14 tuổi có khả năng nhận thức hành vi nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: đe dọa gây thiệt hại cho bản thân và xã hội
- Loại vi phạm: vi phạm hành chính
Anh T (20 tuổi)
- Hành vi vi phạm: Dụ dỗ trẻ vị thành niên sử dụng ma túy
- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện hành vi bị pháp luật cấm (dụ dỗ và sử dụng chất cấm)
- Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý
- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: gây ra thiệt hại cho xã hội
- Loại vi phạm: vi phạm hình sự
Trường hợp 2. Anh G (16 tuổi)
- Hành vi vi phạm: Điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định, gây tai nạn cho chị M
- Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ
- Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý
- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Gây ra thiệt hại (làm chị M bị thương tỉ lệ thương tật dưới 11%)
- Loại vi phạm: vi phạm hành chính
Trường hợp 3. Ông V (công chức nhà nước)
- Hành vi vi phạm: Sử dụng xe cơ quan trong giờ làm việc để giải quyết việc riêng
- Hành vi trái pháp luật: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật và nội quy cơ quan
- Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý
- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đe dọa gây thiệt hại (sử dụng tài sản công cho việc cá nhân)
- Loại vi phạm: Vi phạm kỷ luật