Phải làm gì khi việc học thuộc bài giống như một cực hình từ ngày này qua ngày khác? Đừng bỏ qua 7 bí quyết giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu trong bài viết.
Tại sao đã cố gắng nhất nhiều mà vẫn không nhớ được bài?
Học thuộc bài là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều bạn học sinh. Đặc biệt là vào những thời điểm khi sắp diễn ra các kì thi quan trọng.
Một số bạn dành rất nhiều thời gian cho việc học bài, thậm chí thức khuya dậy sớm nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Liệu có phải là do trí nhớ quá kém? Không hẳn là vậy, có thể là bạn đang học không đúng cách mà thôi.
Hãy thử áp dụng những phương pháp giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu dưới đây và theo dõi thay đổi trong kết quả học tập của mình nhé.
>> Bí quyết học giỏi mà không cần đi học thêm
7 Bí quyết giúp bạn học bài nhanh thuộc và nhớ lâu bài học
1. Ghi nhớ bài nhanh bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đây là cách giúp ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc và cấu trúc. Sử dụng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu.
Như vậy, bạn có thể biến những bài học khô khan và khó nhớ thành một sơ đồ đầy màu sắc, sinh động. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này cũng sẽ dễ dàng hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
2. Tập trung vào bài học ở lớp và chủ động hỏi khi chưa hiểu
Một trong những lý do chính khiến cho việc học thuộc bài trở nên khó khăn chính là vì không hiểu bài. Và việc không hiểu bài lặp đi lặp lại một cách thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng mất căn bản.
Điều này cũng khiến học sinh chán nản và mất niềm tin vào bản thân. Khiến cho việc học trở nên sa sút và áp lực. Để khắc phục điều này, bạn nên tập trung để hiểu rõ, nắm ý bài học ngay tại lớp. Có thể ghi chú lại những ý chính, quan trọng. Đồng thời chủ động hỏi thầy cô, bạn bè bất cứ khi nào chưa hiểu. Việc hiểu sâu bài học trên lớp sẽ giúp ôn bài nhanh chóng và nhớ lâu hơn.
3. Học bài nhanh thuộc nhờ phương pháp “quả cà chua” Pomodoro
Pomodoro là 1 phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc. Trong tiếng Ý, Pomodoro có nghĩa là quả cà chua.
Việc học bài trong một khoảng thời gian dài thường không mang lại nhiều hiệu quả. Cách học tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Vì vậy, bạn có thể chia thời gian học thành những khoảng ngắn 25 phút. Sau đó nghỉ ngơi khoảng 5 phút và tiếp tục cho một phút. Cách học này có hiệu quả cao bởi vì nó được thiết kế theo cách làm việc của bộ não.
Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.
4. Tận dụng trí nhớ dài hạn để nhớ bài lâu hơn
Khi bạn học kiến thức gì mới, hãy dành một chút thời gian để ôn lại trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu.
Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời, bạn cũng nên sắp xếp thời gian ôn bài định kì theo lịch học để củng cố kiến thức cũ và liên kết với các nội dung học mới.
5. Lựa chọn thời gian và nơi học phù hợp
- Không gian
Tùy theo điều kiện mà bạn có thể chọn một nơi học bài phù hợp với bản thân. Nên chọn một nơi có đủ ánh sán, rộng rãi, thoáng. Nơi học gọn gàng và sạch sẽ cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn.
- Thời gian
Nhiều bạn cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để học nên thường dậy rất sớm để học bài. Tuy nhiên, đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau nên bạn hãy quan sát và chọn ra khoảng thời gian học bài phù hợp nhất với mình.
6. Học cùng người khác
Mỗi lần học là mỗi lần bạn ôn lại các kiến thức của mình. Vì thế đừng ngại học cùng với bạn bè của mình. Thông qua việc khảo bài chéo lẫn nhau và đặt ra câu hỏi trong quá trình học, kiến thức sẽ được ghi nhớ tốt hơn. Bên cạnh đó, khi đặt ra những mục tiêu đúng, bạn sẽ có thêm động lực để phấn đấu khi học cùng bạn bè.
7. Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp
Các nghiên cứu đã chỉ ra mỗi người đều có cách thức tư duy khác nhau, do đó phương pháp học hiệu quả cũng không thể giống nhau trong mọi trường hợp. Tùy theo cách tư duy logic, tư duy hình ảnh hay tư duy trừu tượng mà cách thức học sẽ thay đổi để tối ưu hoạt động của bộ não.
Ngoài ra, phương pháp học ở trường cũng khiến học sinh bị áp lực khi lượng kiến thức quá lớn mà cách học lại thiếu khoa học. Hiện nay, tại một số trường tiểu học tư thục TPHCM chất lượng cao, phương pháp học đã được thay đổi đáng kể bằng cách giảm tải những nội dung không cần thiết, áp dụng các phương pháp học hiệu quả vào chương trình giảng dạy như:
- Digital classroom (Lớp học số)
- Flipped classroom (Lớp học đảo ngược)
- Project based learning (Học theo dự án)
- Thematics learning (Học theo chủ đề)
- Inquiry based learning (Học theo tình huống)
- Critical thinking (Tư duy phản biện)
- Positive discipline (Kỷ luật tích cực)
Trên đây là một số bí quyết giúp học sinh học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hơn, Trường Việt Anh hy vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để việc học của bạn trở nên thú vị và hiệu quả hơn.