Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc thường gặp của nhiều người bệnh. Búi trĩ có thể tự biến mất nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị nếu kích thước trĩ lớn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh nên đi khám sớm để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng về sau.
Bệnh trĩ kéo dài bao lâu nếu không được điều trị?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch dưới da hậu môn hoặc trong niêm mạc trực tràng nổi rõ lên, chủ yếu thường thấy ở người mang thai, béo phì, căng thẳng, táo bón kéo dài hoặc lối sống ít vận động và sử dụng rượu bia.
Nếu bệnh trĩ không được điều trị, thời gian lành bệnh sẽ không thể xác định chính xác. Búi trĩ nhỏ có thể tự khỏi trong vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, búi trĩ kích thước lớn có nguy cơ kéo dài, gây ra triệu chứng đau, khó chịu, mót rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện… Ở phụ nữ mang thai, trĩ thường sẽ biến mất sau khi sinh con.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể tự khỏi. Để tránh trĩ kéo dài, người bệnh nên được can thiệp điều trị sớm. Phương pháp điều trị chủ yếu là uống thuốc không kê đơn để cải thiện triệu chứng trong vòng 1 - 2 tuần. Một số trường hợp phải dùng thuốc kê đơn hoặc thậm chí phẫu thuật để loại bỏ trĩ kích thước lớn cũng như ngăn ngừa biến chứng.(1)
Nếu giảm cân thì bệnh trĩ có hết không?
Giảm cân không thể loại bỏ trĩ. Tuy nhiên, việc duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp giảm áp lực lên mạch máu hậu môn, ngăn bệnh trĩ diễn tiến nặng hơn và giảm nguy cơ tái phát trĩ (trong trường hợp trĩ đã khỏi). Ngoài ra, giảm cân thành công còn giúp lấy lại vóc dáng, giảm huyết áp và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng khác.
Những điều nên và không nên làm khi bị trĩ
Dưới đây là một số lưu ý nên và không nên làm khi bị trĩ để tránh bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn:
1. Bị bệnh trĩ nên làm gì?
Bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, triệu chứng đau, chảy máu có thể kéo dài ít nhất một tuần. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng:
- Bôi thuốc không kê đơn có chứa thành phần lidocain, chiết xuất cây phỉ hoặc hydrocortisone vào vùng bị tổn thương
- Uống nhiều nước hơn bình thường
- Ăn nhiều chất xơ (ít nhất 20 - 35gr/ ngày), có thể dùng thêm thực phẩm bổ sung để cải thiện tiêu hóa (2)
- Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 - 20 phút/ ngày
- Uống thuốc nhuận tràng để làm mềm phân
- Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và sưng viêm
- Dùng giấy vệ sinh ẩm, sạch để làm sạch hậu môn sau khi đại tiện
Nếu búi trĩ có kích thước lớn và các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chỉ định thực hiện một số thủ thuật sau:
- Điều trị tiêm xơ: Bác sĩ tiêm dung dịch gây xơ vùng có mạch máu trĩ, làm búi trĩ không còn máu đến sẽ tự teo lại.
- Thắt dây cao su: Bác sĩ thắt một dây cao su quanh gốc búi trĩ để cắt nguồn cung cấp máu, làm cho búi trĩ bị teo lại và rụng đi. Thường áp dụng cho trĩ nội độ I, độ II. Phương pháp này ngày nay ít dùng vì gây đau nhiều trong thời gian dài và phải thực hiện nhiều lần.
- Quang đông hồng ngoại: Bác sĩ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào búi trĩ, kích thích hình thành mô sẹo và ngăn chặn nguồn cung cấp máu để làm teo búi trĩ. Một số trường hợp có thể sử dụng dòng điện thay thế, được gọi là phương pháp đốt điện.
- Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ (10% trên tổng số ca bị trĩ): Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ từng búi trĩ. Bác sĩ cũng có thể đóng vết mổ bằng chỉ hoặc để hở nếu nằm ở vị trí khó thao tác. Toàn bộ thủ thuật này được thực hiện dưới hình thức gây tê tủy sống hoặc gây mê.
- Cắt trĩ theo phương pháp Longo: Bác sĩ sử dụng một máy bấm phẫu thuật để cắt một khoanh niêm mạc phía trên búi trĩ làm cho trĩ sa sẽ trở lại vị trí bên trong trực tràng và đồng thời ngăn chặn nguồn cung cấp máu, nên trĩ tự teo. Thường áp dụng cho trĩ vòng hơn là trĩ búi.
2. Bị bệnh trĩ không nên làm gì?
Bệnh trĩ thường gây triệu chứng khó chịu và ngứa ngáy, nhưng người bệnh tuyệt đối không được thực hiện những việc sau đây để tránh vết thương trở nên nghiêm trọng hơn:
- Gãi, chà xát vào vết sưng quanh hậu môn
- Ăn nhiều chất béo, ít chất xơ (gây táo bón và khiến bệnh trĩ nặng hơn)
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng, gây tiêu chảy, mót rặn sẽ làm bệnh trĩ diễn tiến nặng hơn
- Lau quá nhiều tại vùng bị trĩ, gây kích ứng vùng da mỏng manh xung quanh hậu môn
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh nên đi khám bác sĩ khi nghi ngờ bị bệnh trĩ, đi kèm với các dấu hiệu đáng lo ngại sau đây:
- Đau bụng
- Táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy.
- Sốt và ớn lạnh
- Buồn nôn, ói mửa
- Chảy máu trực tràng nghiêm trọng gây đau đớn
Phòng ngừa bệnh trĩ
Để ngăn ngừa bệnh trĩ, bác sĩ khuyến khích nên chủ động thực hiện các biện pháp quan trọng sau đây:
- Ăn nhiều chất xơ: Bổ sung nhiều chất xơ (20 - 35gr/ngày) giúp đi đại tiện dễ hơn, tránh táo bón. Thực phẩm bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu.
- Sử dụng chất bổ sung chất xơ: Các chất bổ sung không kê đơn giúp làm mềm phân, có thể sử dụng trong trường hợp cơ thể không nhận đủ chất xơ từ thực phẩm. Người bệnh nên bắt đầu với một lượng nhỏ, sau đó tăng dần theo thời gian.
- Uống nước: Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng phân cứng và táo bón, hạn chế rặn khi đại tiện, từ đó giảm tối đa nguy cơ bị bệnh trĩ. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây tươi cũng là cách để bổ sung nước.
- Vận động thường xuyên: Đi bộ 30 phút ngày để giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ hoạt động của đường ruột.
- Không nhịn đi đại tiện: Đi đại tiện ngay khi có dấu hiệu muốn đi, không nên nhịn để tránh bị trĩ.
- Không ngồi trên bồn cầu quá lâu: Thói quen này sẽ làm tăng lực lên tĩnh mạch và kích thích hình thành trĩ.
- Duy trì cân nặng ổn định
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa - Gan Mật Tụy - Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi được không. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.