Nghị luận xã hội giữa cho và nhận
Đề bài: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về việc “cho’’ và “nhận’’ ở đời.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Giải thích :
“Cho’’ là gì ?
“Nhận’’ là gì ?
2. Thân bài
– Mối quan hệ giữa “cho’’ và “nhận’’ là như thế nào ?
– Có người chỉ thích “nhận’’, không thích “cho’’. Có người chỉ hô hào “cho’’ mà xem nhẹ phần được “nhận’’ của người “cho’’. Có người hiểu “cho’’ và “nhận’’ thô thiển như việc làm công và việc được trả lương.
– Kì thực “cho’’ và “nhận’’ liên quan mật thiết với nhau : trong “cho’’ đã được “nhận’’, “cho’’ và “nhận’’ không tách rời. Người mẹ sinh con, nuôi con, chăm con là “cho’’ nhưng cũng là “nhận’’, vì đứa con mang lại niềm vui, hạnh phúc. Người thầy giáo dạy học trò là “cho’’, nhưng đồng thời “nhận’’ được sự yêu quý, lòng kính trọng của học trò… Việc “cho’’ càng nhiều thì sự “nhận’’ càng nhiều. Theo quan điểm này thì “nhận’’ và “cho’’là hai mặt gắn bó không tách rời như cây xanh hấp thủ ánh sáng để quang hợp, hút khí cacbbonic và giải phóng ôxi. Người bỏ công học tập và đọc sách nhiều thì thu được kiến thức sâu sắc, phong phú. Người lười biếng học tập (không muốn “cho’’) thì kết quả “nhận’’ sẽ không có gì.
– Trong quan hệ giữa người với người, nếu mình đem lòng yêu mến đồng loại, đồng loại sẽ đáp lại bằng tình yêu. Nếu mình làm việc ác sẽ chuốc lấy ác cảm. “Cho’’ và “nhận’’ là một quan hệ nhân quả sâu sắc của nhân sinh.
– Tuy nhiên, con người làm việc tốt là vì nhu cầu tinh thần bên trong của mình chứ không nhằm báo đáp và trục lợi. Tinh thần trục lợi không bao giờ có được hành vi “cho’’ một cách vô tư và cao đẹp.
a. Kết bài
Bài học nhận thức và hành động
– Chỉ “nhận’’ mà không “cho’’ thì con người trở thành ích kỉ, tầm thường và sẽ bị đào thải.
– “Cho’’ và “nhận’’ cần giữ mối tương quan hài hòa.
Có thể bạn quan tâm:
Nghị luận xã hội về vấn đề được và mất
Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương
Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông